luôn thắp sáng; các vương tử, công chúa, các vương phi và bà con gần của
chúa một ngày ba lần dâng lễ và cúng, sáng vào lúc năm sáu giờ, trưa và
chiều vào khoảng năm giờ. Thi thể chúa còn quàn đấy thì lễ ấy vẫn giữ.
Trái với ông Tavernier, làm gì có việc ướp thây chúa để giữ cho xác chúa
khỏi thối trong vòng sáu mươi nhăm ngày; làm gì mà dân chúng được vào
chiêm yết long nhan chúa; các nhà sư và bọn cùng dân đâu có được chia
phần những lễ vật cúng chúa, các quan tỉnh đâu có nhận được lệnh riêng về
việc để tang vì tục lệ xưa nay đã định rõ; cả xứ phải để tang vua và chúa hai
mươi bốn ngày; thế tử trong ba năm ba tháng; các vương tử, các công chúa,
vương phi ba năm; thân thích một năm; người họ xa kẻ thì năm tháng kẻ ba
tháng; nhưng tất cả các quan đại thần phải chịu tang ba năm như các vương
tử.
Tôi cũng không hình dung được phía nào trong phủ chúa mà lại có
những tòa tháp ông Tavernier đã nói và cũng không được nghe tiếng những
quả chuông theo lời ông Tavernier, đã luôn luôn đánh từ lúc chúa nhập
quan cho đến khi linh cữu chúa rước xuống thuyền. Vì năm 1683 trong dịp
tang chúa Tây vương, các chuông đều im lặng.
Khi mọi việc đã sắp đặt sẵn thì các thuyền dùng để chở được lệnh cập
bến cạnh xưởng binh khí cách phủ chúa chỉ độ nửa giờ chớ không đến hai
ngày như ông Tavernier kể.
Linh cữu rước ra thuyền theo cách sau này.
Nhiều cơ binh bận quần áo sắc đen, vác binh khí và có chủ tướng đi kèm,
sắp hàng đầu đi oai nghiêm và lặng lẽ; rồi đến hai người to lớn khác thường
tay cầm thương, tay cầm bìa bắn tên, mặt đeo nạ để dọa ma quỷ, đi mở
đường cho linh cữu; đoạn đến phường bát âm, cho trống, kèn, chiêng... cử
những điệu tang thật ra rất uể oải; tiếp đến bức trướng đề chức tước của
chúa được truy tặng lại còn quan trọng hơn lúc sinh thời... trướng thêu chỉ
vàng trên nền hàng damas tốt, màu đỏ sẫm (écarlate ou cramlist), lồng vào
trong một cái khung cao từ hai đến ba toise và rộng một toise, đặt trên một