chiếc giá có từ hai mươi đến ba mươi vệ binh của chúa khiêng (một toise là
thước đo bên Âu châu thuở xưa, chừng 1th93).
Sau đến một chiếc ngai thếp vàng trong đặt tượng (Phật?) được người
khiêng rất kính cẩn; hai lá cờ nhỏ rồi mới đến chiếc đòn khiêng linh cữu
chúa; đòn thếp vàng và chạm trổ rất tốn tiền và kỳ lạ. Đòn có từ một trăm
đến một trăm năm mươi người lính khiêng có hàng lối và im lặng chớ linh
cữu không đặt lên trên một chiếc xe có tám con hươu kéo và có tám viên
tướng dắt như lời ông Tavernier kể đâu (vì trong xứ này ít khi thấy có hươu
và nai?); chung quanh linh cữu có tàn quạt che vừa cho khỏi nắng, vừa để
trưng bày.
Sau linh cữu đến thế tử tức là tân chúa, các vương tử, mặc quần áo dệt
bằng những sợi lụa thô thừa bỏ, giống như thứ vải chúng ta may túi, giống
như vải bao màu nâu xám bên ta và buộc vào mình bằng dây; mũ cũng
bằng thứ hàng ấy và cũng dùng dây buộc; vị nào cũng chống gậy; riêng thế
tử mới được đi giầy rơm. Các vương phi và công chúa đi sau, trên đầu có
bức riềm che bằng thứ cát bá trắng và thô; tang phục cũng thứ vải trên. Các
bà than khóc và rền rĩ. Rồi đến bọn thị tì và tiểu thái giám trong phủ chúa.
Chung quanh, đi án tiền và đoạn hậu đám tang có quân lính cầm binh khí
có chủ tướng chỉ huy, nhưng không có voi, ngựa, xe thật; còn voi ngựa xe
giả bằng giấy màu hay gỗ sơn thì nhiều vô kể, đem theo để đốt ở lăng chúa.
Ra đến bến thì linh cữu đem đặt trên một thuyền rồng sơn đen toàn,
không có chạm trổ, sơn son hoặc thếp vàng lòe loẹt. Các thuyền khác đi hộ
tống cũng không có chút trang hoàng gì, vào số năm mươi hoặc sáu mươi
chiếc.
Linh cữu đem từ Kẻ Chợ về đến Thanh Hóa là sinh quán của nhà Trịnh.
Hành trình mất từ năm đến sáu ngày. Thuyền rồng chở linh cữu được năm
sáu chiếc khác nhẹ nhàng dắt, vì trên chiếc ấy không dám đặt mái chèo và
không được phép đánh trống thổi kèn sợ làm náo động đến hồn phách chúa.
Các thuyền khác cũng phải im lặng. Dọc đường, đến các bến do các quan
địa phương đã làm sẵn, thuyền dừng lại để tỉnh tế; trâu, bò, lợn,.. đã mua