XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII - Trang 111

lạ, các gian nhà đều giăng vải kim tuyến và ngân tuyến, nhất là những gian
có đặt bàn thờ, cột và bệ cũng phủ những vải ấy hoặc những hàng sắc đỏ
thầm sợi mảnh hoặc những vóc lụa Âu châu. Mái có treo một cái tán hoa
bằng lụa damas, sàn rải thảm và chiếu. Hương án chạm trổ rất kỳ khu, sơn
son và thếp vàng sặc sỡ vừa nhiều tiền và lắm công. Đấy là phần của tân
chúa và Trịnh gia. Các quan đại thần cũng tài lực đua nhau làm những đàn
hỏa đặt chung quanh đàn thứ nhất rất có thứ tự, cách nhau rất đều, cùng
một kiểu và cùng cao như nhau, bệ đàn có bốn, sáu hoặc tám chân vuông,
đường kính đàn chừng mười lăm cho đến hai mươi thước (pieds), những
đàn ấy giống như những vọng tháp bên ta (belvédères), các phía đều có cửa
mở, cánh cửa chớp đặt vào giữa các con tiện và các trụ. Các đàn đều có phủ
hình vẽ đủ màu hình trạm trổ hoặc hình sơn và có treo những màn lụa đắt
tiền hoặc những tấm vải dày mảng. Xà cột những đàn ấy đều làm bằng vật
liệu nhẹ, vách bằng ván. Quan to thì mỗi người dựng hai đàn, quan nhỏ thì
một, nên số đàn dựng lên nhiều đến nỗi bãi cát trong vòng mươi lăm hôm
biến thành một thành phố mới, một trại binh giống như Antiochus. Trong
khi ấy thì dân gian cả xứ kéo nhau đến xem cái cổng xây dựng lộng lẫy và
xa hoa ấy. Có nhiều thú vật lạ (như hổ, gấu, vượn, khỉ) cũng nhiều vật dữ
nữa đã được người ta đi tìm hàng tháng, hàng năm, bắt được tận những
chốn rất xa và đem đến đấy. Dân tụ tập nhiều đến nỗi làm cho ta tưởng rằng
khắp xứ chỗ nào dân cũng đông đúc, dân ấy được dịp thấy sự giàu sang của
tân chúa và được khâm phục lòng hiếu thảo của ngài đối với phụ vương.
Nhưng tự ba hôm trước ngày hành lễ thì dân sự không ai được vào xem khu
dựng đàn nữa vì các quan chức mắc bận dựng hình tượng tiên chúa trước
đàn tràng, bận cho ngài nhiều quần áo quý giá, dâng ngài cỗ bàn, biếu ngài
hổ phách, ngọc trai, những vòng san hô, những bình vàng, lọ bạc, những
chén, những chiêng, những bàn kỷ, nghĩa là những xa xỉ phẩm và những đồ
vật bé mọn tiên chúa lúc sinh thời vẫn ưa thích và lúc dùng quen rồi.

Đồng thời trong khu bãi cát ấy họ cũng dựng một gian nhà làm mất đến

năm sáu tháng có ba bốn quan đại thần trông nom và đốc thúc công việc;
nhà này giống cái làng ông Tavernier đã tả cảnh rồi và dân đây họ gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.