XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII - Trang 11

Đại tướng thống lĩnh quân đội và là phó vương cầm quyền trị nước, hiệu

là chúa Thanh Đô vương

[3]

đi sau cùng bọn quý tộc, ngồi trên một chiếc xe

thấp thếp vàng, theo sau có một con voi đóng bành lộng lẫy có người dắt,
khi nào chúa thích thì lại cưỡi và điều khiển đủ mọi lối khiến cho dân
chúng vui thích ngắm nhìn tỏ vẻ kính cẩn và thán phục.

Đi bộ theo sau là một số đông vô kể, những ông nghè, ông cử, ông tú

mặc áo dải lụa hay gấm vóc màu tím thâm, mỗi người có thẻ bài chỉ rõ
chức vụ và phẩm trật của mình,

Sau cùng đến đức vua, ngồi trên một chiếc kiệu chói lọi phủ một tấm

rèm quý giá thêu kim tuyến và màu xanh, màu ấy là màu riêng vua mới
được dùng.

Theo hàng thứ và nghi trượng như thế, đức vua ra khỏi hoàng cung vẫn

gọi là Đền, chu vi rộng bằng một tỉnh lớn, rồi qua những phố chính kinh
thành, thường gọi là Kẻ Chợ, mà chảy đến một nơi đồng rộng cách kinh
thành chừng gần một dặm; ở đó các quan đi hộ giá đến từ trước và dân
chúng đã đợi sẵn để đón vua. Đến nơi đức vua xuống kiệu và sau khi đã
khấn nguyện và rót rượu tế trời. Ngài thân cầm lấy cán một chiếc cày có vẽ
màu và chạm trổ rất đẹp, cày đất vài phút và mở một luống trong cánh
đồng, để dạy cho dân chúng biết rằng từ đây phải làm lụng, bỏ sự an nhàn
và chăm nom đồng áng.

Đức vua cày xong rồi, thì chúa Trịnh là người quản trị nước có thế lực

rất lớn và có uy quyền trên hết cả thần dân, tiến đến gần, vái vua, mình cúi
rạp xuống tận đất. Rồi các hoàng thân, các võ tướng và các quan cũng làm
như vậy; sau cùng thì đến lính và cả quần dân quỳ xuống mà tung hô vua.

Hàng năm về đầu xuân, đó là sự tôn kính, sự báo ơn long trọng nhất của

thần dân đối với vua.

(Chương III, trang 11 -13)

Đất kinh kỳ về đầu thế kỷ XVII

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.