khi đi chơi phố phường, họ đem khoe hết cả các màu sắc hỗn tạp ấy; giá có
ngọn gió nhẹ thổi vào làm mớ áo ấy bốc lên và bay tỏa ra, thì người ta có
thể nói họ là những con công đang xòe đuôi và phô trương hết các màu
lông của chúng.
Đàn ông cũng nuôi tóc dài, chấm gót như đàn bà và cũng có nón. Ít
người có râu, nhưng ai có thì không cắt đi bao giờ, y như người Trung Hoa
cũng như họ nuôi móng tay dài; những nhà quyền quý không cắt móng tay
bao giờ, giữ móng tay để tỏ ra rằng họ cao quý và để phân biệt với bọn
cùng dân và các thợ thuyền không thể để móng tay dài vì vướng trong khi
làm lụng...
Các văn nhân và các văn quan án mặc đứng đắn, ít lòe loẹt; trên các áo
dài khác họ mặc một tấm áo dài bằng vải Damas đen; họ lại còn có một thứ
khăn tế (étolle) đeo ở cổ, một thứ khăn tế bằng lụa xanh da trời khoác ở tay;
(manipule) họ có chiếc mũ giống như mũ tế của các giám mục.
Cả đàn ông lẫn đàn bà tay cầm quạt, giống như quạt Âu châu, cầm để
cho có vẻ hơn là vì lẽ gì khác. Trái với người Âu châu ta có tang thì bận đồ
đen, họ lại bận đồ trắng. Chào ai, họ không để ý lộ đầu vì họ cho thế là vô
phép và họ đồng ý với người Trung Hoa, coi sự để đầu trần không hợp với
người có danh giá và rất bất kính nên muốn chiều tính họ, các cố dòng ta đã
xin được phép Đức thánh Giáo hoàng Paul V của chúng ta khi làm lễ Misa
ở các xứ này vẫn được đội mũ.
Sau hết, người Trung kỳ không có quần nịt, không có giầy; muốn cho
gan bàn chân khỏi bị thương tổn bất quá họ chỉ dùng một miếng đế giầy
bằng da, có mấy cái khuy hay mấy cái dải lụa giữ lại và buộc lên trên chân,
thay cho dép, vì họ không nghĩ rằng đi chân không là trái lễ nữa (như để
đầu trần). Dù đi giầy hay đi chân đất, họ cũng không ngại giá
hay cố ý vấy bùn, vì trong mỗi nhà ở bực cửa đã có sẵn một bể nước sạch
để rửa chân; còn ai có dép thì khi vào nhà, bỏ ở cửa - khi ra mới lấy lại - vì
trong nhà, nền đã trải chiếu rồi không còn lo bẩn chân nữa.