Đã biết rõ rằng người Trung kỳ không cố chấp về hành vi của mình mà
đến phải như người Trung Hoa thì khinh miệt hành vi của người ngoại
quốc, nên các giáo sĩ của ta ở các xứ này không phải lo đổi kiểu áo; áo này
cũng giống kiểu áo chung cho toàn cõi Ấn Độ, các vị ấy mặc một áo tu
bằng những bông mỏng, kêu là Ehingon, thường thường màu xanh da trời,
đi ra chỗ đông không mặc áo dài nào khác và không có áo quàng.
Tuy vậy họ không đi giầy, kiểu Âu châu và kiểu bản xứ; vì thứ trên thì
không thể có được, ở đây không ai biết làm; còn kiểu dưới thì họ không
dùng được vì rất bất tiện cho những người không dùng quen, làm chân đau
đớn tại các khuy làm dép hẹp lại nhưng lại làm choãi những ngón chân ra,
ngón nọ cách ngón kia xa quá. Nến họ thích đi chân không, lúc đầu bị đau
chân luôn luôn vừa tại đất ẩm thấp, vừa tại chưa quen. Thật ra ít lâu tự
nhiên cũng quen đi và chân cứng làm cho người ta không thấy khó gì cả, dù
có phải đi trên những đường đầy đá hay giẫm lên gai góc nữa. Riêng tôi, tôi
đi quen nên khi trở về Ma Cao, tôi phải khó nhọc mới đi được giầy lúc bấy
giờ sao mà nặng và bận chân tôi thế.
(Relation de la nouvelle Mission
des Pères de la Compagnie de Jésus
au Royaume de la Cochinchine,
chương V, trang 44 - 56)
Thực phẩm của người Trung kỳ
Đồ ăn thường của người Trung kỳ là cơm; mà kể ra cũng là một sự lạ là
xứ này sẵn mọi thứ thịt, cá, gia cầm, hoa quả như thế, mà thức ăn chính của
dân lại là gạo, ăn ngay từ đầu bữa, rồi sau mới gắp và nếm tới các thịt thà
khác, như để cho đúng lệ. Bánh mì đối với ta quan hệ mật thiết thế nào, thì
gạo đối với họ cũng vậy, họ không thêm nước chấm hay chế biến khác đi,
sợ rằng cho thêm bơ, muối, dầu hay đường vào thì ăn mãi sẽ ngấy. Họ đem
gạo đổ vào nước thổi chín lên, nước đổ vừa đủ để gạo khỏi dính vào nồi và