thì họ tính tiền công, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Cũng có khi, họ làm giấy
cam kết với gia chủ. Đoạn họ kê đơn và bốc thuốc lấy, không nhờ đến bọn
chế thuốc, một là để giữ kín, hết sức kín các đơn thuốc của họ, hai là họ
không dám tin và nhờ người khác bốc thuốc thay họ. Nếu đúng hạn khỏi,
bệnh nhân phải trả công cho thầy; nếu không khỏi thì thầy uổng công và
mất tiền thuốc.
Không như thuốc ta làm cho người uống ghê tởm, “bụng mềm và dãn
ra”, thuốc Nam dễ uống như nước cháo và rất bổ, uống vào không cần phải
ăn cơm (?). Nên một ngày người ốm uống mấy lần như ta uống nước xuýt.
Đã không trái với lẽ tự nhiên, thuốc lại còn bồi bổ những bộ phận trong
người, làm tiêu các khí độc, mà không hành người ốm. Vào chỗ này có một
chuyện đáng kể: Một người Bồ Đào Nha ốm, nhờ các lương y Âu châu
chữa mãi không khỏi; người ta đành bỏ mặc anh ta chết đấy không đến
thăm nom nữa; sau vời một ông lang bản xứ đến; ông này cam đoan chữa
khỏi cho anh ta trong một kỳ hạn nhất định, nhưng căn dặn anh ta là trong
lúc để ông chữa, anh ta phải kiêng khem, sự đi lại với đàn bà cấm ngặt; nếu
anh ta trái lời thì không có thuốc nào chữa nữa; phải cữ đàn bà mới sống
được. Hai bên đồng ý làm giao kèo và ông lang nói chắc ba mươi ngày thì
khỏi. Bệnh nhân uống thuốc, vài ngày thấy khỏe khoắn và không còn sợ cái
việc mà ông lang đã cấm ngặt anh ta. “Chuyện đến đấy” thì ông lang lại
thăm anh ta, thấy mạch khác, bảo anh ta sửa soạn việc ma chay đi vì ông
không còn hy vọng gì nữa và hết phương để cứu sống rồi; bảo anh ta đừng
quên trả tiền công đã hẹn trong giao kèo vì anh ta chết không phải lỗi tự
ông ta. Việc đem đến cửa quan, án ra bắt người bệnh cùng ông lang; và án
tuyên rồi thì anh Bồ Đào Nha kia hấp hối.
Người Trung kỳ còn biết chích huyết nữa; nhưng họ hà tiện máu người
ốm hơn ta và họ không dùng những dao chích thông thường đâu: họ có
những lông ngỗng trong có lắm “kim” bằng sứ rất sắc, có cái to cái nhỏ,
hình răng cưa. Khi phải mở một ống hồi huyết quản nào, họ đặt lên trên
ống ấy một chiếc lông ngỗng lớn vừa bằng bể ngang huyết quản, chiếc
“kim” vào nông hay sâu đúng với ý muốn. Phải phục họ là sau khi lấy đủ