Trong xứ không có xa phu; không có những xe bò xe ngựa tiện lợi, cũng
không có thuyền tầu để đi lại trên mặt biển: bởi vì họ sẽ bị nghi là tự ý phá
sản khi đem xuất cảng những thực phẩm, những tơ mới quay hay đã dệt,
hoặc những thức hàng khác để kiếm lời. Họ chỉ bán ra vài thức hàng làm
bằng đủ mọi chất dùng trang hoàng hay có công dụng riêng. Hàng nhập
cảng thì có nhiều thứ trong xứ đã sẵn có như gạo, lúa mì, rau, đậu, cá, cầm
thú, hoa quả đủ mọi giống và đủ các mùa vải dệt bông, lụa, tơ gỗ đủ các
kiểu, kim khí đủ các loại tại các mỏ trong xứ.
Từ trước đến giờ, Quốc vương không cho khai các mỏ vàng; ngài vừa
mới cho phép khai 25 hay 30 mỏ bạc một phần ở tỉnh Bao, một phần ở tỉnh
Cuicanghe (Cao Bằng). Cũng có vài mỏ bạc trong địa hạt Bắc trấn vừa mới
đào nhưng khi nào đức vua cho phép mới được khai. Ngài giữ các mỏ kim
ngân quý giá như vậy là tại ngài sợ ngoại quốc nghe thấy thì đến xin khai
và chiếm mất, sợ thần dân tranh quyền làm chủ những mỏ ấy và nổi loạn
chống lại ngài.
Sắt và chì thì tha hồ khai vì ngài không lo giữ gìn như vàng bạc. Ngoài
các mỏ nên kể việc mò trai. Nhưng bây giờ không còn ai mò nữa vì các vua
trước đã chiếm giữ lấy cả món lợi. Ai còn muốn hy sinh tính mệnh trăm
nghìn lần để làm việc khó nhọc ấy?... Về việc chài lưới tôi không thấy nơi
nào sẵn cá như xứ Đông Kinh; ai ai cũng có lưới để bắt cá ăn tươi hay ướp
muối.
Một nguồn lợi nữa thông thường hơn, khai thác không khó nhọc và nguy
hiểm vì mọc sẵn trên đất, là núi rừng có nhiều thứ cây già hơn nghìn năm
không mục nát được. Như gỗ lim (người Bồ Đào gọi là Palo Ferro, nghĩa là
cọc sắt để chỉ rõ tính cách gỗ nặng hơn cả gỗ mun vì chìm xuống nước mau
hơn; - sắc giống như sắt gỉ; - cứng như sắt đem búa đóng đanh tốt vào, thì
một người khỏe đến đâu dùng tay không cũng không nhổ lên được, dùng
kim thường nhổ cũng còn khó nhọc). Gỗ lim kỵ với sắt: lim làm han và ăn
sắt gỉ chóng đến nỗi những chiếc galions dùng đinh sắt đóng những xà và