Thuyền cũng có sân (tillac) và... (tenda) mũi thuyền và lái thuyền đều tròn
và cất cao khỏi mặt nước chừng bốn năm thước có trạm nhiều hình và lá
nổi, thếp vàng, sơn màu rất thanh nhã và đẹp mắt. Mạn thuyền là chỗ đặt
bơi chèo cũng được trang điểm bằng những hình chạy thành hàng chung
quanh thành. Họ không dùng nhựa thông hoặc mỡ bò phết thuyền, nhưng
một thứ sơn thường pha giống như sáp Tây Ban Nha, khi nào ánh nắng vào,
thuyền sáng nhoáng làm mắt bị chói không đương nổi. Nhưng thuyền ngự
có nhiều vàng dát, bên trong khoang có ít nhiều chỗ mạ vàng; tất cả các
mái chèo của những chiếc thuyền này đều mạ (? sơn) vàng. Thuyền nào
cũng có mui che, vỉ phủ lên trên để che ánh nắng gay gắt; có những thứ
chiếu cói to đan rất khéo, chống lên nhiều con sào và buộc vào những sào
ấy bằng dây tơ. Những thuyền của các vương thân đại thần, thái giám cũng
được trang hoàng ít nhiều tùy theo chủ nhân những chiếc thuyền này tiêu
vào đấy nhiều hay ít. Thuyền cũng có cột và buồm nhưng tôi chỉ thấy họ
dùng chèo thôi. Chính vậy bọn chân sào vì lòng tự ái không bao giờ bỏ tay
chèo, tuy nhiều khi gió thuận, thổi từ đằng lái lên; họ không muốn đức vua
và các thuyền rồng chịu nguy hiểm vì sức gió, chỉ khi nào họ thi bơi, họ
mới giương buồm lên mà thôi.
(Trang 99 - 103)
Tết Nguyên đán của người Bắc kỳ
... Tôi bắt đầu nói đến Tết long trọng nhất của người Đàng Ngoài họ gọi
là tết Nguyên đán. Mười lăm hôm trước khi hết năm, có phiên chợ miễn
thuế (foire franche) mở khắp trong xứ ai cũng được phép đem hàng tốt
hạng nhất ra bày bán; (bày bán thế mà) cũng không làm mất những phiên
chợ thường. Những lái bạn ở khắp các nơi kéo đến, hy vọng bán được
nhiều hàng vì họ tin chắc rằng không có ai, dù khốn nạn nghèo túng đến
đâu mà không đem tiền đến mua thức gì. Quý tộc, dân dã, giàu nghèo mỗi
người theo sức mình cũng muốn tiêu tiền; hàng đem đến tuy có đắt, người
mua tuy có nghèo nhưng không ai là không muốn nhân dịp đầu năm trang
hoàng bằng một vật gì mới và lạ. Vì suốt năm không có phiên chợ nào đẹp