quả trứng vào giữa rồi lấy lá bọc ra ngoài. Trứng muối như vậy để được hai
ba năm.
Bên Ấn Độ, đem xếp trứng vào những chiếc thùng gỗ ngoài sơn kín rồi
đem đổ đầy dầu vào thì trứng cũng để được lâu. Trứng ngâm dầu hay muối
mặn đem đi bể thì tiện lắm và được nhiều, nhưng trứng muối tiện hơn vì
không cần đem muối theo và khi thổi cơm không cần tra thêm muối vào.
Chỉ cần luộc trứng mặn cho chín rồi mỗi miếng cơm chỉ một tí trứng cũng
đủ mặn.
Nền thương mại của xứ Đàng Ngoài
Những nguồn lợi lớn là tơ lụa bán cho dân Hòa Lan và dân các nước
khác và gỗ trầm hương.
Trong tập du ký về Ấn Độ tôi đã nói về tính chất gỗ này: thứ tốt và mỡ
có thể bán một nghìn đồng một cân; thứ xấu không mỡ thì một cân giá có
ba đồng thôi và chỉ có dùng để làm hộp nhỏ hay hột đeo cổ. Tất cả những
dân Hổi Hồi, nhất là những dân để râu dài (Thổ, A Lạp Bá) rất mến chuộng
gỗ trầm; khi có khách đến, họ mang lò hương ra, bẻ một chút trầm bỏ vào
lò khói và hương trầm quyện lấy râu họ và họ giơ tay lên trời kêu Elhemed
Illahh, gỗ mỡ thì một chút nhỏ như hạt đậu và trước khi đốt đem nhúng vào
nước cũng tỏa nhiều khói hơn một miếng trầm xấu to bằng nắm tay. Nên
khi trầm đã tốt quá mức thì không có giá nào nữa. Năm 1642 khi Dom Jean
Quận công De Bragance
đăng quang thì kiểu dân Bồ Đào ở thành Goa
sang Nhật Bản tìm đặng vật biếu: quý nhất là một cây gỗ trầm cao sáu
thước và tròn hai thước, mua hết bốn vạn pardos
, vào khoảng năm vạn
bốn nghìn tiền ta. Khi qua Ba Tư tôi có thấy cây gỗ ấy ở trụ sở các cha
Áugustins đem từ Nhật về. Vì không đem về tiến vua Bồ Đào được, họ
định đem dâng vua Ba Tư, nhưng khi đi bị đường có bão, các hàng hóa bị
ướt, cây trầm thấm nước biển, đến Goa, mọi thức đều hư hỏng cả, cây trầm
bị ẩm và mục mất một phần nên dù có đem sang Ispahan cũng không dâng
vua Ba Tư được nữa. Cố bề trên dòng Augustins có cưa cho tôi một miếng