nhưng việc ấy lại yên vị chúa Nguyễn có sai sứ ra giảng hòa nên chúa Trịnh
lại thôi.
Đạo quân sắp sửa lên đường lúc bấy giờ có tám nghìn ngựa, chín vạn
bốn nghìn bộ binh, bảy trăm hai mươi hai con voi chiến và khiêng tải đồ
đạc, ba trăm mười tám chiến thuyền và ghe dài hẹp, chạy bằng buồm và bơi
chèo.
Đời lính thì vất vả và bất lợi lắm: vì đã phải đi suốt đời, lại không được
làm thêm nghề gì để nuôi vợ con. Những hôm không phải phiên canh thi họ
lại phải đi theo chủ súy bất cứ đến đâu và mỗi tuần lễ phải đi tập bắn cung
hai lần, mỗi một đội có từ một trăm đến một trăm ba mươi người; trong đội
hai người bắn giỏi được thưởng; nhất thì hai tháng lương, nhì thì một tháng,
trả bằng thóc. Còn ai bắn dở nhất thì phải phạt gác nhất bội nhị. Các vị đội
trưởng đều chăm nom cho binh khí của lính luôn luôn được bóng và sạch
như bạc: nếu khí giới han gỉ thì lần thứ nhất lính bị trừ tám ngày lương, lần
thứ hai bị đòn phạt.
Lính thủy cũng bị đối đãi từa tựa như vậy; bộ binh, vào những ngày nhất
định, cũng phải lên chiến thuyền để tập chèo; vì các vua chúa đây thích
xem những cuộc bơi thuyền chiến và các ngài đến ngự vài ngày tại một tòa
nhà cất trên bờ sông. Đội nào mà thắng thì viên đội trưởng vui vẻ hết sức,
được vua thưởng một con voi. Trong lúc chèo, vì cố sức cũng có người chết
tay vẫn cầm bơi chèo; như thế thì vua ban thêm cho đội trưởng ba tháng
lương, cho vợ con tên lính hai năm công.
Số tiền chuẩn cấp ít ỏi lắm nhưng vợ những người lính này, lấy chồng từ
ngày còn nhỏ, đã quen làm lụng như những người ở giai cấp dưới và đã học
thêm được một nghề để gánh vác gia đình.
Các đội trưởng còn phải tập cho voi chiến không sợ hỏa pháo; phải xây
trên bờ sông bờ bể những gian nhà để kéo thuyền chiến lên và che cho khỏi
mưa bão.