đem về Paris cho ông Brunier, là lương y của nguyên Quận vương
d’Orléans.
Buôn bán với người Đàng Ngoài biết trọng tín nghĩa và thực thà, thích và
lợi hơn với Hoa Kiều sẵn lòng lừa ta nếu có thể được vì thật khó mà biết
mánh khóe của họ để mà để phòng được. Riêng tôi đối với Hoa thương
thường bị thiệt luôn; khi họ buôn mà không có lợi thì họ gỡ ra bằng cách
này; trong việc giao dịch họ có ba thứ tiền: tiền đúng phân lạng, tiền nhẹ
hơn bốn phân, tiền nhẹ hơn tám phân. Nếu họ không muốn mua hàng của
mình thì họ đem thứ tiền nhẹ nhất họ đã xén bớt cạnh đi để trả cho mình và
như thế mình bắt buộc phải hủy giao kèo. Trên thế gian này không có bọn
lái buôn nào tinh khôn bằng; cái gì họ cũng mua, không từ chối thức gì, đi
mua cả giày cũ, mình bán một chiếc, họ cũng mua không hỏi tại sao mình
không bán chiếc kia. Người Đàng Ngoài thì buôn bán thực thà hơn nhiều và
ta rất vui thích được giao thiệp với họ. Tôi đã nói họ không có mỏ vàng, mỏ
bạc và họ không đúc tiền, để buôn bán họ dùng những miếng vàng đem ở
Tàu sang, có miếng giá bán ba trăm đồng tiền ta, có miếng sáu trăm đồng.
Họ cũng tiêu thụ những thỏi bạc mua từ Nhật Bản sang; khi phải trả những
số tiền nhỏ, họ cắt những thỏi này ra thành những miếng vụn đã sẵn có cân
giống như cân La Mã để cân, hoặc họ trả bằng tiền ngoại quốc, nhất là tiền
Y Pha Nho. Vàng và bạc mua được ở Tàu hoặc Nhật sang là do số tơ,
hương xạ và trầm hương họ bán ra rất nhiều.
Binh thủy và binh bộ xứ Đàng Ngoài
Những người viết sách trước tôi đã phóng ra xa quá và đã gán cho xứ
này một số binh thuyền dị thường quá; như tại ngũ có vạn hai ngựa, hai
nghìn voi vừa để dự chiến vừa để chuyên chở lều nhà, đồ đạc của các vua
chúa, ba mươi vạn bộ binh và ba trăm chiến thuyền trong xứ lại sẵn lương
thảo đạn dược, lúc can qua binh lính được quá năm mươi vạn nhưng ta có
thể nói nhiều về những điều đã viết ấy. Dưới đây là số lính mà chính mắt
em tôi nom thấy năm 1643 là năm chúa Trịnh định cắt binh đánh chúa
Nguyễn về việc dân Đàng Trong đã cướp mất mấy chiếc chiến thuyền,