hoàn bù chủ yếu từ các nhánh bờ thất phải. Hẹp nặng phần cuối đoạn III
RCA. Hẹp từ nhẹ đến trung bình ở các vị trí: lỗ vào LAD, LADI, LCXI, II.
Ông bác sĩ giao cho ông văn bản nọ trố mắt nhìn ông. Anh nhìn tôi cái
gì thế? Ông gượng đau hỏi. Người thầy thuốc trả lời: “Bác có một trái tim
kỳ lạ. Nếu không nói là kiên cường. Vì trong tình trạng con tim như thế
này, với người khác thì đột quỵ từ lâu rồi. Nhưng mà thôi, không thể nấn ná
được nữa đâu”. Nhập Viện Tim Mạch, được các bác sĩ giảng giải, ông hiểu
ra nhiều điều quan trọng về căn bệnh của mình. Rằng, đại thể là để nuôi
dưỡng quả tim, cơ thể con người có ba động mạch vành. Thì riêng động
mạch vành phải của ông bị tắc hoàn toàn ở đoạn đầu, tiếp đó là một đoạn
nham nhở và một đoạn hẹp tám mươi phần trăm. Chưa kể hai động mạch
khác cũng bị tổn thương từ nhẹ đến trung bình. Vấn đề bây giờ là phải khai
thông đoạn tắc và mở rộng đoạn hẹp! Để làm việc này có thể dùng thuốc.
Có thể dùng biện pháp phẫu thuật, tức mổ phanh ngực, rồi lấy một tĩnh
mạch bắc cầu từ động mạch chủ bỏ qua đoạn tắc nối tới đoạn phía dưới.
Mổ thì an toàn, chi phí không lớn, nhưng đau. Tuy nhiên, từ 1997, ở đây,
các bác sĩ đã áp dụng phương pháp can thiệp qua da, nghĩa là dùng dây dẫn
đưa vào từ động mạch quay (tay) hay động mạch chủ, luồn tới, gặp chỗ hẹp
thì nong, gặp chỗ tắc thì thông, rồi đặt vào đó một cái ống thép không ri,
tiếng Anh gọi là Stent, dịch là giá đỡ.
Cởi hết quần áo, phủ trùm lên người là một tấm vải lớn màu xanh ôliu
nặng chịch, ông nằm trên một mặt bàn di động, lúc nâng lên cao, khi hạ
xuống thấp, lúc chuyển sang phải, khi dịch sang trái, chân tay bị trói chặt.
Một phát tiêm thuốc tê vào tay trái. Tiếp đó, nhói giật một cái, một mũi kim
to có lẽ bằng mũi kim đan không chừng, đâm vào động mạch quay bên tay
phải ông. Từ đó, một sợi dây dẫn mà ông hình dung như sợi phanh xe đạp
được tuồn theo mũi kim nọ, theo động mạch tay luồn lên ngực và ông có
cảm giác nghe thấy tiếng nó chạy sồn sột dưới làn da tay và da ngực mình.
Ông hiểu nôm na rằng đó là sợi giây thép có tác dụng đục thông chỗ tắc,
mở rộng chỗ hẹp, rồi sau đó, theo sợi dây, một cái bóng được tuồn vào, áp