Tôi nói. Ông Chí không để ý đến lời tôi, gật gù:
- Nhưng mà có lẽ tôi khóc không phải chỉ vì nỗi oan của tôi. Mà còn vì
người khác. Chính tôi đã mắc tội, gây oan khuất cho người đồng đội của
mình. Chính tôi!
Im lặng một lát, ông Chí tiếp, tưởng là rầu rĩ mà không phải, rất
nghiêm trang.
- Tôi kể anh nghe. Đó là năm 1950, tôi là chủ nhiệm chính trị trung
đoàn 345, đóng ở vùng Trà Lĩnh giáp ranh với địch, phía nam tỉnh Phú
Yên. Đó là một vùng Công giáo toàn tòng, ở đây có ngôi nhà thờ lớn. Cha
Khê ở đây đội lốt tôn giáo, dụ dỗ, dọa nạt lôi kéo dân toàn vùng chống lại
Cách mạng. Chúng biến gác chuông nhà thờ thành trạm quan sát, đặt ụ
súng, khống chế cả một địa bàn rộng. Chúng phục kích, lùng bắt chém giết
cán bộ bộ đội, thủ tiêu quần chúng cách mạng, công khai lập đội dân vệ
chống Cộng. Thuyết phục, cảnh cáo nhiều lần không xong, chúng tôi chủ
trương phải thủ tiêu y. Kế hoạch được giao cho đồng chí Cang, bạn tôi, một
trinh sát viên tài ba trung thành. Khổ! Chiến công của đồng chí vừa được
công nhận. Đồng chí vừa nhận huân chương Chiến công hạng Nhất thì bị
quy tội là tên Việt gian chui vào hàng ngũ Cách mạng và phải đem ra xử tử
hình. Và chính tôi đã phải ngồi ghế thẩm phán và nghị án trong phiên tòa
ấy. Anh có biết vì sao không?
Tôi im lặng. Chuyện này với tỏi không lạ. Ông Chí không nói gì thêm,
chúng tôi cùng chìm vào suy tư.
Riêng tôi, nghĩ đến cái trớ trêu của cuộc sống, tôi nhận ra cuộc sống
khắc nghiệt là thế đấy, và chỉ có thể hiểu nổi, không rơi vào cơn hoang
mang kinh động khi ta hiểu ra phép biện chứng của lẽ đời. Thế đấy, ta sẽ
khám phá ra chính ta ở một tầng mức tư tưởng thuộc một đẳng cấp cao hơn