Đoàn Thanh niên, về Hội Phụ nữ. Ông quan tâm đến tin trẻ lạc và người
điên mất tích. Đặc biệt hễ có dịp là ông viết bài bày tỏ quan điểm tư tưởng,
bênh vực điểu này, phản bác luận điểm kia rất hăng hái. Vài ngày ông lại
hoàn thành một bài báo để gửi báo này, tạp chí nọ. Chỉ tiếc, chúng chẳng có
được một hổi âm. Cáu tiết, ông chửi vung: “Mẹ chúng nó chứ! chúng nó
quên mình là ai rồi!”. Cáu vậy, chửi bậy vậy, nhưng ông không thối chí.
Ông là sản phẩm đích thực của cuộc sống đầy phong ba bão táp của xã hội
ta mấy chục năm qua. Ông phản ánh tập trung nhất đặc điểm tinh thần của
mỗi cá thể chúng ta: Ông là cách mạng gia, là nhà chính trị nòi, ông nảy
sinh từ cái gốc cắm sâu vào các phong trào, các cuộc vận động xã hội. Đời
ông đã được định hướng. Ông như con tàu đã được đặt trên hai thanh ray.
Giờ, con tàu chỉ việc chạy, chạy theo thói quen, theo quán tính đã ăn sâu
vào máu thịt, đã trở thành một bản thể tự nhiên, không thể khác được, chạy,
dẫu có tàn hơi kiệt lực cũng cứ chạy.
Quán tính là một sức mạnh vô hình, nó có sức chi phối đến mức ông
Tương Bằng không tự biết. Nghỉ việc, sửa soạn nhận sổ hưu rồi, ra khỏi
quỹ đạo của chức trách rồi, vậy mà cứ dăm bữa nửa tháng, ông lại nai nịt
gọn gàng, đeo cái ba lô lên vai, xách chiếc cặp da trên tay, trịnh trọng bảo
tôi: “Này, có ai hỏi thì cậu bảo: tớ lên làm việc với Thủy điện Hòa Bình. Ai
gửi cái gì thì cậu nhận, giữ hộ nhé!”. Lâu dần, hết cả ngạc nhiên, tôi chỉ còn
tủm tỉm cười thầm.
*
Ông Tương Bằng sống theo quán tính, tự tạo hư giác cho mình mà
không hay. Còn tôi, tôi sống theo trực giác đời thường. Ông ra khỏi nhà là
tôi ngắt dây loa và phôn ngay cho Giang.