XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 29

nghĩ chỉ cần một nhà thiết kế đồ họa là đủ để xây dựng thương hiệu. Điều
đáng buồn là nhận thức sai lạc ấy của tôi bắt nguồn từ một tầm nhìn hạn
hẹp. Nó khiến tôi từ chối xem xét các khái niệm một cách toàn diện bởi
việc đó tiêu tốn quá nhiều chất xám.

Các tập đoàn lớn có thể khai thác toàn bộ sức mạnh của việc xây dựng
thương hiệu dựa vào nhân lực và nguồn vốn của họ. Nếu muốn có một tia
hy vọng nào đó trong việc cạnh tranh với họ, chúng ta cần dừng an ủi chính
mình bằng những lời dối trá về bản chất và lợi ích của thương hiệu.

Chúng ta phải hiểu “thương hiệu” là một khái niệm nằm sâu tận cốt lõi của
mọi hành động chúng ta làm. Những quan niệm của người tiêu dùng về ý
nghĩa thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện từ nhiều điểm tiếp xúc liên kết với
nhau. Thế nhưng các định nghĩa thông thường về “thương hiệu” lại thất bại
trong việc nhận ra bản chất bao quát này.

Chính vì vậy tôi quyết định quan sát các thương hiệu từ ba lăng kính khác
nhau: kinh doanh, thiết kế và tâm lý. Chương 2 này sẽ dẫn dắt bạn khám
phá sức mạnh đổi đời của việc xây dựng thương hiệu, được kiểm chứng
thông qua ba quy tắc riêng biệt này.

Thời điểm tôi hoàn thành chương trình cử nhân kinh doanh, định nghĩa
“thương hiệu” của tôi đã mở rộng và bao gồm thêm nhiều khái niệm như vị
trí, nhận thức, tính công bằng, hay đề xuất giá trị. Không lâu sau đó, tôi bắt
đầu theo học thạc sĩ chuyên ngành quản lý thiết kế và quan niệm của tôi về
“thương hiệu” tiếp tục mở rộng hơn: nét nhận diện, cách kể chuyện, thiết kế
sản phẩm/dịch vụ, tính cách, sự khác biệt. Cuối cùng, tôi lấy bằng tiến sĩ
tâm lý học, nơi sự siêu việt của thương hiệu trong tự nhận thức trở nên vô
cùng rõ ràng: nó gắn liền với biểu tượng, tự khái niệm, và xây dựng nhận
diện.

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ THƯƠNG HIỆU

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.