– Sáng tạo một video giải thích trong đó sự thay đổi chính yếu được lặp lại
nhiều hơn một lần xuyên suốt kịch bản.
Mã hóa kép
Ngoài cách lặp đi lặp lại lại một thông điệp trên một kênh giao tiếp, bạn
cũng có thể thử truyền tải một ý tưởng đến khách hàng thông qua hai hoặc
nhiều kênh giao tiếp khác nhau. Khi người tiêu dùng tiếp xúc với một thông
tin được bạn chia sẻ, họ sẽ phải lưu trữ nó để học hỏi. Mỗi lần bạn chia sẻ
thông tin này bằng nhiều con đường khác nhau (hình ảnh, âm thanh, văn
bản, v.v..), quá trình học hỏi và trí nhớ của họ sẽ có thể được tích lũy. Điều
này có ý nghĩa rất lớn đối với công việc kinh doanh bởi nó giúp thương
hiệu có nhiều cơ hội được thu thập và lựa chọn trong tương lai hơn. Bạn có
thể áp dụng một vài chiến lược sau để thúc đẩy quá trình mã hóa kép:
– Chia sẻ câu chuyện thương hiệu mới thông qua một bài viết trên trang
blog lẫn một đoạn video ngắn. Bài viết sẽ truyền tải thông điệp theo dạng
văn bản, còn đoạn video sẽ dựa vào hình tượng thị giác.
– Đặt một quảng cáo trên radio (hoặc radio trực tuyến) dựa trên âm thanh
đồng thời sáng tạo một chiến dịch quảng cáo hình ảnh với cùng thông điệp.
BẠN ĐÃ QUYẾT ĐỊNH TÁI ĐỊNH HÌNH CÂU CHUYỆN THƯƠNG
HIỆU; GIỜ THÌ SAO?
Việc tiến hành chia sẻ một chương mới trong câu chuyện thương hiệu đến
một bộ phận khán giả đã quen với nội dung hiện tại có thể đem lại nhiều sự
lo ngại. Bạn có thể cảm thấy “không thoải mái” theo một cách nào đấy – và
đó chính là bản chất của tái định vị. Thay đổi tên gọi, lời hứa, tuyên bố định
vị, tính cách, mức giá, hay trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu phần nào
cũng giống như nhảy khỏi một vách đá vậy. Tuy nhiên, miễn là quyết định
bạn đưa ra được hậu thuẫn bởi một quá trình nghiên cứu người tiêu dùng