Rồi định mệnh đưa tôi đến với những nhà thiết kế. Và tôi đã yêu họ ngay từ
cái nhìn đầu tiên. Hãy để tôi nói cho bạn nghe lý do.
Các nhà thiết kế xem những lời phê bình là chuyện thường tình. Họ không
chỉ chấp nhận chúng mà còn chủ động tìm kiếm chúng. Họ thật sự tin
tưởng vào việc lặp lại và không ngừng chỉnh sửa tác phẩm của họ. Họ nắm
bắt sự đơn giản và sáng tạo vẻ đẹp dựa trên yêu cầu từ khách hàng chứ
không phải từ bản thân. Nền giáo dục thiết kế dạy cho bạn cách thoát khỏi
những giả định cũng như cách sở hữu đủ dũng khí để liên tục loại bỏ những
tác phẩm của mình. Sở dĩ tôi đề cập những điều này là bởi đã đến lúc lấp
đầy khoảng trống giữa thiết kế và kinh doanh. Trên thực tế, mục tiêu của tôi
với Xây dựng thương hiệu tinh gọn là khiến tất cả mọi người trong công ty
của bạn đều nắm một vai trò trong sự thành công của thương hiệu.
Chương 11 sẽ đưa những kiến thức mà bạn đã học lên một tầm cao mới để
bạn có thể chịu đựng được việc xóa bỏ những yếu tố cần loại trừ cũng như
nhận biết được những yếu tố cần giữ lại. Chúng ta sẽ nói về những thỏa
hiệp trong quá trình thiết kế lại nhận diện hình ảnh của thương hiệu và tìm
hiểu một số công ty đã tiến hành thành công quá trình ấy. Ở những trang
tiếp theo, bạn sẽ học được cách thúc đẩy mức độ nắm bắt các biểu tượng
hình ảnh mà chúng ta đã nói tới ở Chương 4 và cách áp dụng những bài
kiểm tra trong Chương 8 vào thực tế.
TÍNH NHẤT QUÁN: CÁI GIÁ CỦA CƠ HỘI
Tôi đã từng nói đến tầm quan trọng của tính nhất quán ở phần trước. Bạn
nhất định phải giữ được tính uyển chuyển giữa những sự điều chỉnh thương
hiệu cho khách hàng, đặc biệt là với các biểu tượng thương hiệu. Mỗi một
thành phần thương hiệu được bạn hiển thị trong quá khứ (logo, hình tượng,
bảng màu, kiểu chữ) đều đã hình thành những mối liên hệ có ý nghĩa trong
tâm trí của người tiêu dùng.