XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 372

Trong một số trường hợp, những biểu tượng hình ảnh này hằn sâu tới nỗi
khiến chúng ta lập tức liên hệ những biểu tượng bao quát với những thương
hiệu cụ thể sử dụng chúng. Bạn nghĩ đến những thương hiệu nào khi nhìn
vào các biểu tượng dưới đây?

Bạn có thể nhớ đến các thương hiệu trên mà không cần tới màu sắc hay
kiểu chữ. Những mối liên hệ rõ ràng vừa rồi đã giải thích vì sao tính nhất
quán lại là một sự cân nhắc quan trọng trong việc thiết kế lại thương hiệu.
Khi bạn phải đối mặt với khả năng sửa đổi các biểu tượng của thương hiệu,
hãy đặt ra cho mình câu hỏi sau:

Cái giá phải trả cho việc sửa đổi biểu tượng hình ảnh có cao hơn lợi nhuận
đạt được khi giới thiệu một nhận diện thương hiệu mới không?

Nếu câu trả lời là có, hãy tạm dừng việc chỉnh sửa lại – giờ có thể chưa
phải là lúc cho một sự thay đổi. Nếu câu trả lời là không, và lợi nhuận đem
về cao hơn nhiều so với cái giá cần trả, bạn còn chần chừ gì nữa? Nếu câu
trả lời là, “Tôi không biết nên trả lời như thế nào,” hãy tiếp tục cùng với tôi.

Nghiên cứu của bạn (từ Chương 8) cho thấy nhận diện hình ảnh của thương
hiệu có vấn đề. Để quyết định xem bạn có nên sửa chữa nó ngay bây giờ
hay không, chúng ta cần cân nhắc những cái giá phải trả cũng như lợi
nhuận của việc sửa chữa ấy.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ PHỔ BIẾN CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH DANH
TÍNH THƯƠNG HIỆU

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.