Bạn muốn gửi những thông điệp đó cho ai? Hay những đối
tượng người nhận chủ yếu là ai? Không hề có cái gọi là “công chúng
nói chung”, bởi mọi người đều khác nhau và tất cả những gì doanh
nghiệp bạn làm sẽ tác động đến những người khác nhau theo những
cách khác nhau. Ngược lại, những gì họ nói và làm cũng sẽ ảnh hưởng
đến tổ chức của bạn!
Trở lại với Grunig, theo ông có bốn “nhóm người có liên quan”:
nhóm phi công chúng, nhóm công chúng tiềm năng, nhóm công
chúng nhận biết và nhóm công chúng thực sự:
Nhóm phi công chúng ít liên quan đến doanh nghiệp của bạn
nhất và sẽ hầu như không có tương tác nào với bạn.
Nhóm công chúng tiềm năng bao gồm những người không
nhận thức được mối liên hệ của họ với công ty bạn và những gì
bạn làm.
Nhóm công chúng nhận biết là những người hiểu rằng họ có
phần nào đó liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của một vấn đề
chung, nhưng họ lại không giao tiếp về vấn đề đó với mọi
người.
Khi nhóm trên bắt đầu giao tiếp và dự định làm một việc gì
đó về vấn đề này, họ trở thành nhóm công chúng thực sự.
Ngày nay, giá trị của một công ty không chỉ được đo lường bằng
bảng cân đối tài chính, mà còn bởi sức mạnh của các mối quan hệ
giữa công ty đó với những người chi phối thành công của nó. Và PR
chính là để tạo dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ ấy với những
người liên quan như các nhà đầu tư, khách hàng, đối tác và nhân
viên.