chúng tôi.
*
Nguyễn Thị Vinh
Nhà văn Nhất Linh & Xóm Cầu Mới
Lẽ ra, tôi nghĩ phải viết cái tựa trên, như thế này mới đúng: "Nhớ về anh
Tam & Xóm Cầu Mới". Có nghĩa là tôi nhớ lại tác phẩm XCM đã được nhà
văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam bắt đầu viết lại toàn bộ ở Hương Cảng
trong hai năm 1948 và 1949, rồi sau đó lại viết lại và viết tiếp ở Sài Gòn,
Đà Lạt cho tới 1957. Đồng thời, tôi cũng xin nhấn mạnh: Nhà cách mạng
Nguyễn Tường Tam và nhà văn Nhất Linh là một. Văn học và chính trị, nơi
ông, không hề tách biệt hay đối nghịch: Văn học hướng đến một nền chính
trị độc lập, dân chủ; và chính trị nhắm tới một nền văn học tự do, nhân bản
và khai phóng. Đặc biệt: Nhất Linh, người mà lúc sinh thời vẫn thích bằng
hữu và các "đàn em", trong đó có tôi, gọi là "anh Tam", đã vui buồn ra sao
khi viết tiểu thuyết XCM?
Kể từ dòng này trở xuống, tôi xin dùng chữ "anh Tam, chị Tam", với tất cả
tấm lòng tưởng niệm đầy tôn kính.
Nỗi nhớ thường có điều quên và "nhớ lại" cũng không thể đồng nghĩa với
"lại nhớ" được hết mọi chuyện. Nên hy vọng rằng ở "Nhà văn Nhất Linh &
Xóm Cầu Mới", nếu có gì thiếu sót, xin quý anh và quý bạn chiến đấu thời
lưu lạc ở Hương Cảng niệm tình mà thứ lỗi cho tôi. Trong không khí "văn
nghệ" của bài viết, tôi tự giới hạn nhiều chi tiết liên quan đến một số nhà
cách mạng, hoạt động chính trị, cùng các quan điểm đa dạng của quý vị ấy,
bao gồm thân thế, sự nghiệp, đi đúng đường hay lạc hướng. Tôi chỉ viết
dưới dạng Tâm Cảm, coi như một bài "bạt" gửi nhà xuất bản Văn Mới,
nhân dịp gia đình họ Nguyễn Tường tái bản lần thứ nhất cuốn Xóm Cầu
Mới:
Năm 1948, tôi sang Hương Cảng, nơi tôi ở là một căn nhà... không, phải
gọi là một túp lều mới ổn. Túp lều của chúng tôi nằm trên một, trong nhiều
các ngọn núi đá thấp. Vách ghép bằng các mảnh ván thùng, mái lợp cao su