lên, nhìn xuống; cũng may nhờ vải quần dầy, chỉ xước nơi đầu gối một
chút. Bà đòi mang chỗ canh đổ về, để đổi phần canh của mẹ con bà lên biếu
anh em. Ai ngăn sao bà vẫn cứ nhất định làm theo ý mình. Anh Tam nói:
"Thì chúng ta cứ làm theo ý bà đi... Lòng thương nhớ đất nước của bà, bà
gửi vào tình đồng hương đấy!" Anh H., một người bạn trẻ, hôm đó lại phải
theo bà xuống núi để đổi lấy phần canh mới.
Đến "mùa hàng" cau khô, chị Tam phải trở về Hà Nội. Anh Tam, phần nào
đã tạm ổn định tinh thần, viết văn lại và viết rất đều tay cuốn XCM, khiến
chị yên tâm. Sau này, chị Tam còn sang Hương Cảng lần nữa. Ông Woòng
mời anh chị qua Sường Châu ở chơi mấy tháng. Nơi đây anh đã nghe chị,
người vợ và cũng là người bạn của anh,nhẹ nhàng, từ tốn khuyên giải. Anh
viết tiếp, viết tiếp, viết cả văn chính luận, cho đến khi trở về Sài Gòn.
Buồn thay, trước tình hình đất nước dầu sôi, lửa bỏng vào những năm cuối
đời viết văn của anh, "con người" cách mạng trong anh không tài nào chịu
sống cách xa các anh em cũ, đã từng cùng anh kề vai, sát cánh đấu tranh,
chia nhau từng nắm cơm, gói mì. Anh lại rời bàn viết. Tới ngày 07 tháng 07
năm 1963... Những ai có dịp sống gần, quen thân anh lâu, đều hiểu được
tấm lòng anh: Anh mang chí hướng Tự Lực, như nhân sinh quan của vị anh
hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, lúc ngồi viết sách trên căn gác Nam Đồng
thư xã ở Hà Nội: "Không thành công thì thành nhân!"
Nguyễn Tường Tam của tư tưởng và hành động Cách mạng Quốc dân, Nhất
Linh của văn học, báo chí và Tự Lực Văn Đoàn, hoạ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ
v.v. Tất cả, trước sau, vẫn là anh Tam của XCM, nơi những người dân bao
đời nghèo khó, lầm than trong cảnh "bùn lầy, nước đọng", như "gia đình
bác Lê", rất cần đến tiếng nói chia sẻ, bênh vực họ từ phía: Nhất Linh
Nguyễn Tường Tam.
Na Uy, Oslo tháng 4 năm 2002
*
Võ Phiến