Trước 1945 cứ mỗi lần Nhất Linh in xong một cuốn truyện mới, dù bà
có bận rộn công việc đến mấy ông cũng yêu cầu bà bỏ hết mọi việc để
cùng ông đi bãi biển Sầm Sơn, cùng sống với nhau riêng biệt một thời
gian; trong cảnh sống của những ngày vui thú ấy ông tập cho bà hút
thuốc, uống rượu, uống trà tàu
äMột bức ảnh Nhất Linh nằm võng giữa rừng, chụp để "kỷ niệm ngày
khai bút Xóm Cầu Mới bên dòng suối Đa Mê, ngày 13-10-57"
Hôm 7-7-1963 ông tự tử. Việc làm đầu tiên trong cái ngày cuối cùng
của mình là đích thân mang gói bản thảo tác phẩm chót đến nhà in
Trường Sơn (do một người bạn văn chủ trương) để lo việc xuất bản
v.v.
Đọc những dòng chữ li ti ghi trên bản thảo của ông, rồi nghĩ lan man về
chuyện nọ chuyện kia đã xẩy đến trong đời ông, tôi mường tượng ra hình
ảnh ông Nhất-Linh-cầm-bút: một Nhất Linh hớn hở thấy rõ.
Việc vừa xuất bản được cuốn sách liền mang vợ (hay người yêu) đi Sầm
Sơn, đi Đà Lạt, Vũng Tàu v.v. mấy hôm, việc ấy hồi còn trẻ chúng ta phần
đông cũng có thể đã làm. Việc long trọng đề ngày "khai thần bút" viết tác
phẩm đầu tay cũng vậy. Nhưng cái sôi nổi của tuổi trẻ qua rồi, công việc
viết lách dần dần thành thói quen, có khi là thói quen nhạt nhẽo, buồn chán,
có khi (tệ hơn) là lao tác nhọc nhằn (như mấy trang bắt buộc mỗi ngày phải
nộp cho nhật báo); bấy giờ chắc không mấy ai còn hứng thú ghi nhớ đoạn
văn này viết tại đâu, vào giờ nào phút nào. Chắc thế.
Nhất Linh khi phải rời toà báo ở 80 đường Quan Thánh Hà Nội ra đi, thì đã
có hàng tá nhan sách ra đời, đã có hẳn một sự nghiệp văn học lẫy lừng. Thế
mà gần như mỗi lần cầm cây bút lên ông đều hăm hở, đều lấy làm quan
trọng. Ý này nẩy sinh trong đầu ông lúc mấy giờ, ngày nào, đoạn văn nọ
viết ra vào hôm nào v.v. ông đều ghi nhớ. Ông mừng dòng chữ đầu tiên,
ông mừng dòng chữ cuối cùng của mỗi tác phẩm. Trong xây dựng công
trình kiến trúc thì đặt viên đá đầu tiên là chuyện long trọng, rồi vui mừng