đáng yêu ấy, dưới cái sọ não của người ấy, nào có gì đâu, tuyệt chẳng có gì.
Nếu không phải là hình ảnh của một cô gái nhỏ gàn dở nào đó giống như
bao cô gái khác.
Đối mặt với cái số phận còi cọc đó, tôi nhớ lại một cái chết khác xứng là
cái chết của con người. Cái chết của một người làm vườn từng nói với tôi:
“Anh biết chứ… đôi khi đang đào xới, tôi chảy tháo cả mồ hôi ra! Chân bị
rút vì bệnh khớp, tôi nguyền rủa cái nghề đào xới. Thế mà nay tôi thích đào
xới, đào xới đất. Được đào xới đất, thật thích. Khi ta đào xới, ta tự do biết
bao! Và rồi, rồi đây, ai chăm các cây cối cho tôi nữa?” ông để lại một quả
đất đang đào xới dở. Ông để lại một hành tinh đang đào xới dở. Bằng tình
yêu, ông gắn bó với tất cả các vùng đất, với tất cả mọi cây cối trên Trái đất.
Chính ông mới là con người hào phóng, là kẻ hoang phí, là ông chúa lớn.
Như Guillaumet, chính ông mới là con người can đảm, khi ông nhân
danh sự Sáng tạo của mình mà phấn đấu chống lại cái chết.