262
XỨ ĐÀNG TRONG
Bức thư xem ra đã thuyết phục được người Hà Lan đang tức
giận về việc họ Nguyễn cướp hai chiếc tàu của Hà Lan bị đắm
gần bờ biển Đàng Trong. Một trong hai chiếc tàu này có tên là
Grootenbroeck, nghe nói là chở một lượng hàng trị giá 23.580
real, tất cả đều đã bị họ Nguyễn cướp mất
1
. Sau nhiều lần thương
thuyết liên tiếp trong các năm 1637 và 1638 về một liên minh
quân sự, người Hà Lan, vào năm 1639, đã quyết định gửi bốn
chiếc tàu vào năm tới để giúp tấn công Đàng Trong, đổi lấy
một số nhượng bộ trong thương mại từ phía Đàng Ngoài. Vào
năm1639, họ Trịnh đã gửi một bức thư khác trả lời viên toàn
quyền Hà lan nhấn mạnh đến việc người Hà Lan gửi 5 chiếc
tàu và 600 lính vũ trang đầy đủ.
Sau vòng đàm phán khác kéo dài hai năm, trong đó họ Trịnh
đã tỏ ra do dự, một thỏa thuận cuối cùng xem ra cũng đã được
ký kết. Ngày 14-5-1641, toàn quyền Hà Lan ở Batavia viết thư
cho Trịnh Tráng nói là họ sẵn sàng gửi tàu để phối hợp hành
động chống lại Quinam (Đàng Trong).
Một biến cố khác đã xảy ra vào tháng 11-1641 khiến cho
người Hà Lan càng thêm cứng rắn trong thái độ đối với Quinam
và thêm cương quyết trong ý muốn trừng phạt Quinam và bảo
vệ danh dự của Hà Lan. Thêm hai chiếc tàu nữa, tàu “Euldel
Buis” và “Maria de Medicis”, bị đắm ở bờ biển Đàng Trong, gần
đảo Campelo ngày 26-11-1641. Tất cả những người Hà Lan
sống sót - 82 người - đều bị bắt giam tại Hội An và tàu thì bị
Đàng Trong tịch thu.
Pierre-Yves Manguin, Les Nguyễn, Macau et le Portugal, Ecole Francaise d’ Extrême-Orient, Paris,
1984, PI.l. Điều khác biệt duy nhất là đề nghị của Nguyễn Ánh giao cho người Bồ thị trấn nhỏ và nơi
đậu tàu ở Vũng Tàu đề họ cai trị.
1 J.M. Dixon. dịch, “Voyage of the Dutch ship ‘Grol’ from Hirado to Tongking, Transactions of the Asiatic
Society of Japan, Tập XI, Yushodo Booksellers Ltd. in lại, Tokyo, 1964, trg. 192, 212.
www.hocthuatphuongdong.vn