PHỤ LỤC
263
Cũng may cho người Hà Lan, Jacob van Liesvelt có giữ 120
người Đàng Trong trong tay. Những người này bị bắt tại Touran
vào đầu năm 1642 theo yêu cầu của viên sứ thần của họ Trịnh
cùng đi với người Hà Lan tới Batavia
1
. Sau này, khi được biết là
có người Hà Lan bị bắt giữ tại Hội An, ông đã đề nghị đổi số
người Việt Nam bị ông bắt giữ lấy những người Hà Lan hiện
đang bị họ Nguyễn cầm tù. Nhưng sau khi người Hà Lan thả
các người lính Đàng Trong ra thì chúa Thượng (Nguyễn Phúc
Lan, trị vì 1635 - 1648) lại từ chối giao nộp các tù nhân người
Hà Lan trừ khi Van Liesvelt cũng giao nộp viên sứ thần của họ
Trịnh cho ông.
Các cuộc thương thuyết đều thất bại, bất chấp các đe dọa
từ hai phía. Van Liesvelt chẳng những không chịu giao nộp sứ
thần của Đàng Ngoài mà còn bắt giữ vị quan của Quinam và
một người Nhật làm thông ngôn tên là Francisco, cả hai được
cử đến để thương thuyết. Ông nhổ neo đi Batavia
2
.
Tháng 5-1642, người Hà Lan gửi một đoàn tàu gồm 5 chiếc
với 125 lính thủy và 70 binh sĩ. Viên chỉ huy, Jan van Linga,
nhận được chỉ thị từ Batavia là phải bắt cho được nhiều người
Quinam ở dọc bờ biển rồi sau đó gửi một tối hậu thư cho nhà
vua dọa là sẽ giết một nửa số người bị bắt và số còn lại sẽ bị giải
ra Đàng Ngoài nếu những yêu cầu của Hà Lan không được đáp
1 Buch,
De Oost - Indische Compagnie en Quinam, Amsterdam, H.J. Paris, 1929, trg. 80.
2 Chúa Thượng đã không thể coi nhẹ lời đe dọa của người Hà Lan. Để tỏ lòng thiện chí, ông đã cho thả
50 người Hà Lan vào tháng 3-1642, có thể là liền sau khi Van Liesvelt bỏ đi. Nhưng người Hà Lan lại
không biết đến việc thả này cho đến năm 1643. Những con người xấu số này đã không gặp may trên
đường trở về. Ngày 15-4, họ bị một chiếc ghe do người Bồ và một số người Hoa điều khiển tấn công
(nguồn tư liệu của Việt Nam nói là chính tàu Tây Ban Nha đã tấn công), tàu của họ bị cháy và nhiều
người bị giết. Mười tám người đã cố bơi ra xa và trở lại con tàu cũ của họ sau khi người Bồ đã bỏ đi. Khi
vào tới bờ biển Champa thì bốn người trong số họ không còn sống nổi. Vua Champa đã bắt những
người sống sót và bắt họ làm nô lệ. Một trong số những người này tên là Juriaan de Rode, đã được gửi
tới nhà vua Cao Mên và nhà vua đã để anh ta trở về Batavia. Anh ta tới Batavia ngày 05-01-1643 và kể
lại câu chuyện đáng nhớ này của anh ta. Xem Buch, trg.82-83.
www.hocthuatphuongdong.vn