PHỤ LỤC
265
trở lại vì không thấy người Hà Lan xuất hiện. Nhưng đây chỉ
là một cách nói dối có tính cách ngoại giao để che đậy việc họ
Trịnh không muốn gửi lực lượng của họ: Toàn thư không thấy
nói đến một hành động quân sự nào của họ Trịnh trong năm
1642 và Tiền biên cũng không ghi nhận sự kiện nào tại phía
nam.
Tháng 1-1643, người Hà Lan gửi một đoàn tàu mới gồm 5
chiếc tới Đàng Ngoài, do Johannes Lamotius chỉ huy, để phối
hợp tấn công Đàng Trong, nhưng họ thấy là quân đội Đàng
Ngoài chưa sẵn sàng. Tháng 6-1643, người Hà Lan đã kiên
nhẫn gửi thêm một đoàn tàu khác gồm 3 chiếc, dưới quyền chỉ
huy của Pieter Baeck. Họ cũng nhận được chỉ thị là phải bắt
càng nhiều càng tốt người Đàng Trong khi họ tới ven biển. Tuy
nhiên, khi cách sông Gianh
1
khoảng năm dặm về phía nam, họ
đã bất ngờ nhìn thấy 50 chiến thuyền của họ Nguyễn đang tiến
về phía họ. Theo Lê Thành Khôi, “Trận chiến hoàn toàn là một
thảm họa. Tàu de Wijdenes (đô đốc) bị phá hủy, Baeck bị giết,
hai chiếc tàu khác phải vất vả lắm mới thoát được”
2
. Buch đưa
ra một bản báo cáo chi tiết hơn, nói là de Wijdenes đã bốc cháy
và nổ tung vì số thuốc súng dự trữ trên tàu, mọi người trên
tàu, kể cả Baeck đều chết. Người Việt Nam thì lại giải thích là
người Hà Lan đã mất tinh thần đến độ họ đã phải tự phá hủy
de Wijdenes
3
. Trong trận chiến, bảy chiến thuyền của Quinam
1 Tiền biên nói là sự việc xảy ra tại hải cảng Eo. Theo Đại Nam Thống Chí, cảng Eo cũng còn gọi là cảng
Noan, cả hai cùng chỉ Thuận An trong vùng Huế. Xem Đại Nam nhất thống chí, Society of Indo-China
Studie, Tokyo, 1941. quyển 1, trg.256.
2 Lê Thành Khôi, sđd, trg.248. Thảm họa này đã ảnh hưởng trên thái độ của người Nhật đối với VOC:
“Khi nghe người Hoa và người dân địa phương tới buôn bán ở Nhật kể là de Wijdenes đã bị phá hủy
và các tàu khác bị người Quinam làm thiệt hại, người Nhật bắt đầu nghĩ là chúng ta không có gì đáng
phải sợ cả và coi thường chúng ta và công ty của chúng ta đã mất nhiều uy tín (nơi người Nhật)”. Xem
Daghregister, bản dịch tiếng Hoa của Guơ Hui, Tai-wan sheng Wen xian wei yuan hui, Đài Bắc, 1989,
q. 2, trg. 398.
3 Quảng Nam qua các thời đại, Cổ học tùng thư, Đà Nẵng, 1974, quyển 1, trg.144
www.hocthuatphuongdong.vn