non. Đôi mắt ai đang nhìn tôi từ phía sau, quay phắt lại, Trinh.
19
Thằng lết, thằng què, thằng khờ, thằng câm, thằng ngố, thằng út... nó được
đặt nhiều tên nhất trong dòng họ. Tùy tâm tính từng người, gọi tên gì, nó
cũng chấp nhận.
Tên trong khai sinh nó là Hoán, chẳng biết bố mẹ muốn hoán đổi điều gì
chăng?
Bốn người anh lớn cùng họ Trần, Văn cùng chữ lót. Trần Văn Tịnh, Trần
Văn Quyến, Trần Văn Đức, Trần Văn Trinh, chỉ thằng Út là Trần Huy
Hoán. Huy Hoán nghĩa là gì? Ai chọn cho nó, dấu hiệu văn hoá văn minh
của dòng họ Trần biểu lộ qua tên lót thằng Út. Nó lọt lòng, đỏ hỏn, như
chuột con ngấu nghiến nút vú mẹ. Nó ra đời chẳng bao lâu thì anh phải đi
học xa. Mùa hè đầu tiên anh về lại nhà, thấy mẹ luôn bế nó trong lòng. Một
tay quạt, một tay khua liên hồi trên mặt hàng, miệng nói không ngưng nghỉ.
Mồ hôi vã trên người bà như vừa mới tắm xong. Hè năm sau anh về, một
tay thằng Út vân vê tóc mẹ, một tay níu ghì vú mẹ, vú mẹ chẩy dài tận rốn,
miệng nó không ngừng nhai, nút vú mẹ. Mẹ vẫn luôn đeo nó trong lòng,
nhưng sao mắt mẹ đỏ hoe như sắp khóc hoặc vừa khóc xong. Những năm
kế, anh về, nó lê lết bám theo mẹ, quanh mấy hũ mắm, lọ muối, cùng
những cục cứt của nó rãi trong nhà ra ngoài chỗ mẹ ngồi. Những vũng
nước đái chưa kịp khô.
Thỉnh thoảng nghe tiếng ré của nó, biết nó vừa ngã đâu đó, hoặc đầu va vào
tường, tay kẹt cánh cửa, vấp phải cái ghế, kiến cắn cu. Nó bụ bẫm, hút hết
chất sống trong mẹ. Sáu tuổi, vẫn còn sờ vú mẹ mỗi đêm.
Cái đầu nó to dị thường, trí khôn thì ngược lại. Hai mươi bốn chữ cái học
hoài chẳng nhớ. Bà mẹ Mạnh Tử ngày xưa bên Tàu, dạy con phải dọn qua
bao chỗ ở, nhà quàn, lò giết thịt, cuối cùng dừng cạnh trường học. Thằng
Út trường ở sát sau lưng, lại rủi như chân trái, bị thịt lắc lư.
Một buổi sáng, có người đàn ông trung niên lạ mặt đến mua bao thuốc lá.