Ba chục ngàn.
Chị nói.
Tôi móc túi đưa chị tờ giấy năm chục ngàn. Chị ngỡ ngàng, ngập ngừng,
rồi xua tay.
Giữ lấy, tôi tặng chị mua cái nón khác.
Mắt chị bỗng ngập nước.
Người ta cho thì cứ lấy, bà không lấy là tui lấy.
Chị ngồi sát cạnh lên tiếng.
.....
Sau ngày bố mất khoảng vài tháng. Một buổi sáng, người đàn bà lạ đi cùng
thiếu nữ đến gặp mẹ với tờ giá thú trên tay. Bà là vợ chánh và tôi là vợ thứ.
Rồi chỉ người thiếu nữ có đôi mắt của bố. Đôi mắt chứng tích, mẹ không
thể trốn tránh được.
Hình như mẹ tắt tiếng nói sau buổi sáng hôm ấy.
Trinh kể khi những người đàn bà bán hàng rong đã đi khỏi.
Tôi nghĩ tới Kiều của Nguyễn Du. Mười lăm năm lưu lạc, ngã vào lòng
không biết bao loại đàn ông. Từ tiếng cướp khét tiếng đến thư sinh đóng cái
đinh không thẳng. Mười lăm năm, biết bao đêm, bao ngày, bao lần... mà
sao không dính “bầu”. Kiều dày dạn phong sương, đủ mọi ngón nghề,
nhưng nghề “ngừa thai” hoàn toàn không đề cập. Nếu tác giả là đàn bà, thì
việc đầu tiên sẽ cho biết ngay Kiều không có buồng trứng tốt, thuộc loại
“cây độc không trái,” để cho độc giả phụ nữ khỏi phải thắc mắc. Bởi đó là
thắc mắc hằng ngày phải đương đầu trực diện, đối phó, và giải quyết.
Nguyễn Du mải mê mổ xẻ nhân sinh quan, “thương hại” cho kiếp hồng
nhan đa truân, triết lý đạo Phật, quan niệm Nho giáo, tài mệnh tương đố,
thân phận kiếp người...
Nguyễn Du, theo sách vở, tài liệu ghi chép lại, ông cũng đã có hơn một
người vợ, và có hơn một người con.
45