cả tấm. Mùa tốt nhất để làm việc này là vào tháng giêng và tháng hai âm
lịch.
Đồng cỏ và vườn thời kỳ này đầy tuyết, chỗ nào cũng hình thành những
xưởng giặt tẩy.
Họ nhúng sợi hoặc vải trong một thứ nước tro một đêm.
Sáng mai giũ trong nước cho thật sạch, người ta phơi vải suốt ngày trên
tuyết, rồi lại cứ như thế, tiếp ngày này sang ngày khác. Theo sự khám phá
của anh trong một cuốn sách vừa đọc gần đây, cái cảnh tẩy trắng vải bằng
tuyết trọn vẹn, được ấp ủ trong ánh nắng hồng dịu của ban mai, đẹp đến
không bút nào tả nổi: "Cư dân ở miền nam - tác giả viết tiếp - đều đổ đến để
thăm". Và khi màu trắng đã đạt đến mức hoàn hảo, thì xuân về: đó chính là
ký hiệu riêng báo hiệu mùa xuân của Xứ Tuyết.
Mà, trạm nước nóng lại ở ngay trên xứ sở của vải chijimi, phía xuôi của
thác nước, nơi thung lũng bắt đầu trải rộng ra, gần đến nỗi, Shimamura
tưởng ở ngay bên cửa sổ. Dọc theo chiều dài thung lũng, dọc những thôn
xóm có họp hội chợ chijimi, nay đều thành nhà ga theo con đường xe lửa. Ở
thời đại công nghiệp, đó vẫn là nơi nổi tiếng về vải sợi.
Bởi chưa hề đến Xứ Tuyết vào giữa hè, mặc những bộ kimono gai mùa
hè, hoặc giữa mùa đông, lúc thứ vải chijimi mà anh ưa thích được dệt thành,
Shimamura chẳng đả động gì đến chuyện này với Komako. Liệu Komako
có biết gì hơn anh chăng? Vả lại, Shimamura nào phải là loại người có sáng
kiến đi nghiên cứu một thời kỳ của nghề dệt truyền thống trong dân gian.
Nhưng khi anh nghe giọng Yoko làm sống lại bài hát thời thơ ấu trong lúc
tắm, anh vụt có ý nghĩ các cô gái ở thời xa xưa, cùng một lúc, cũng cất
tiếng hát trong lúc chăm chú vào công việc, khom mình trên khung dệt, đưa
thoi chạy vun vút qua giữa hai làn sợi. Dường như giọng hát của Yoko bắt