xẻo cuối năm cũng biến theo luôn, cư dân trở lại nếp sống bình lặng vốn có.
Mặc dù đứa bé chết thảm, mọi người dường như quên hẳn sự cố đau lòng
đó.
Đương nhiên đó không phải là quan điểm của Vũ Mạnh. Cáo thị tìm Y
Bông đã được thông báo trong toàn vùng, nhưng không mang lại kết quả, và
thời gian càng trôi đi càng dẫn đến những giả thuyết đáng tiếc nhất. Lớn
tuổi, không tiền bạc, một mình một thân trốn chui trốn nhủi giữa trời đông
lạnh giá, liệu Y Bông có qua được năm mới sắp tới?
28 Tết âm lịch. Bốn ngày đã trôi qua kể từ khi “mụ phù thuỷ” mất tích,
Vũ Mạnh chợt nghĩ ra một điều. Tại sao mình lại không sớm nghĩ ra nhỉ?
Dẫn theo hai nhân viên, anh quày quả trở lại túp lều của Y Bông.
Con chó mực! Con chó mà với dân trong buôn Lak là môt động vật của
hoả ngục, có thể trở thành con vật cứu chủ! Vũ Mạnh quăng mẩu bánh mì,
chờ nó ngấu nghiến ăn xong, anh đưa bộ quần áo của Y Bông cho nó ngửi,
tròng một sợi dây dài vào cổ nó. Anh không phải chờ lâu: Con chó ngửi
xong, nhảy cẫng lên, “hộc” một tiếng, lao ra khỏi cửa. Anh phải dùng hết
sức giữ sợi dây để khỏi mất dấu con chó mực.
Vũ Mạnh và hai nhân viên theo con chó đi vòng quanh buôn, hướng đến
khu đào mỏ vàng cách nay mấy năm nay đã bỏ hoang. Nơi đây đầy dãy
những hầm, hố, giếng sâu. Một nơi lý tưởng để thủ tiêu mạng sống, chôn
xác chết.
Và đúng vậy, con chó vừa hít ngửi, vừa kéo Vũ Mạnh tiến vào khu mỏ
hoang. Con chó dừng lại trước một miệng giếng thông hơi rộng, cất tiếng
sủa. Mặc dù biết chui vào miệng giếng đất đỏ gần như dốc đứng này là rất
nguy hiểm, Vũ Mạnh vẫn quyết định liều thử một phen. Anh rút chiếc đèn
pin và lần theo những bậc thang đào trong thành giếng làm điểm tựa, lớn
tiếng gọi:
— Bà Y Bông! Bà Y Bông! Bà có ở dưới không? Tôi là bạn… Mọi
chuyện đều tốt cả. Không còn nguy hiểm gì nữa đâu!
Và, dù chẳng mấy hy vọng, anh nghe có tiếng trả lời. Không, không phải
tiếng trả lời mà tiếng rên, tiếng than. Phải, bà Y Bông ở đây, cố thu mình