thể của một cá nhân hay của một tập đoàn, có thể lộ liễu hay tiềm
ẩn; dụng ý ấy có thể từ thiện, rộng lượng, hay do sợ hãi và tuyệt
vọng khởi sinh, thế nào cũng gây cho ta một mớ thay đổi. Với tư
cách là cá nhân hay tập đoàn, chúng ta vốn rất dễ dàng thay đổi lề
lối xử sự tùy theo những ảnh hưởng hay những áp lực hoặc khi có
một cuộc phát minh sáng chế nào liên quan đến cuộc sống của ta
một cách trực tiếp hay gián tiếp. Người ta có thể khiến chúng ta biến
cải thỏa thuận của ta, dẫn tư tưởng của ta vào đường này hay lối nọ
bằng những bài báo hay bằng những cuộc tuyên truyền ý thức hệ.
Các tôn giáo có tổ chức buộc ta phải chỉ chịu giáo dục ngay từ lúc
bé thơ theo một mớ tín ngưỡng khả dĩ qui định trước nhiễm ta suốt
đời, đến nỗi mọi thay đổi nào phát sinh được ở ta vẫn vướng kẹt lẩn
quẩn trong khuôn khổ của các tín ngưỡng ấy.
Tựu chung, chẳng mấy ai trong chúng ta thực sự thay đổi mà không
phải vì một duyên cớ nào đó. Duyên cớ này có thể có tính cách vị
tha hay vị ngã, hạn hẹp hay rộng rãi, nó có thể là sợ hãi không được
ban thưởng này hay không chứng đạt một quả vị nào đó trong vị lai.
Kẻ thì hy sinh cho một đoàn thể, người thì hy sinh cho nhà nước,
cho một ý thức hệ hay chủ nghĩa hay cho một lối tín ngưỡng nào đó
về Thượng đế, làm thế với mục đích có tính cách hữu thức hay vô
thức là thay đổi con người. Nhưng cái mà họ gọi là thay đổi đó chỉ là
sự liên tục có chút ít chế biến đối với cái đã sẵn có. Chúng ta đã trở
thành xảo quyệt trong mớ trò ấy, ta thực hiện liên miên bao nhiêu
khám phá về vật lý, về toán học, về các khoa học thực dụng, ta sáng
chế phát minh trong mọi lãnh vực, ta đang sửa soạn lên tận mặt
trăng. Ở một vài phạm vi, ngày nay chúng ta rất đỗi uyên bác và biết
bao nhiêu sự việc, và những thay đổi đại loại như thế ngụ nghĩa
rằng mình có khả năng điều chỉnh thích ứng liền với hoàn cảnh mới
và với những thúc bách mới do hoàn cảnh ấy dấy sinh. Nhưng thế
đã đủ chăng? Hẳn ta có thể nhận thấy những gì nằm trong lối vá víu
thiển cận ấy, và cảm thấy cần phải có một cuộc chuyển hoá tận căn
nơi tâm nội mà không do một dụng ý gì phát động, cũng không phải
là thành quả của sự cưỡng bức bắt buộc. Ta có thể nhận thấy cần
phải có một cuộc chuyển hoá ngay tại căn cội của quan năng tư
tưởng, bằng không thì con người chẳng qua chỉ là những con khỉ
thông thái, có nhiều khả năng lạ lùng, nhưng chẳng phải là những