H: Tôi có thể nhận thấy rằng tư tưởng giam hãm tôi vào chỗ cô lập,
vì nó ngăn ngại tôi không để thông cảm được với những gì quanh tôi
và nó cũng ngăn ngại tôi không cho đến tận căn cội của tự tâm. Nay
tôi xin hỏi ngài: Tại sao con người tư tưởng? Tác dụng của thoả
thuận con người như thế nào? Và tại sao chúng ta lại quá đỗi xem
trọng tư tưởng như thế?
K: Tôi tưởng như tôi đã thông qua hết những điều ấy rồi, nhưng
không sao, đây tôi xin dẫn giải.
Mà nghe dẫn giải không phải là nhận thấy sự kiện, và ta không thể
thông cảm nhau bằng cuộc dẫn giải nếu ta không nhận thấy sự kiện
và nếu ta không để sự kiện được y nguyên như thế, đừng đả động
tới nó. Sở dĩ ngài không xen vào sự kiện là vì ngài thông cảm với
nó, nhưng nếu ngài diễn dịch nó một đằng và tôi diễn dịch nó một
ngả thì ta vẫn không thông cảm với nó mà cũng không còn thông
cảm với nhau nữa.
Tư tưởng vốn khu biệt tước mất cái dụng cụ duy nhất để ta thông
cảm – là tình thương – vậy tư tưởng xuất sinh thế nào? Và làm thế
nào nó chấm dứt được? Tư tưởng – tức tất cả sự vận hành của nó
– phải được lãnh hội, và chính sự lãnh hội này là sự vong bặt của
nó.
Tôi xin giải thích: tư tưởng xuất sinh để phản ứng lại một thách thức
xúc sự. Nếu chẳng có thách thức xúc sự, tất nhiên ta không tư
tưởng. Việc thách thức xúc sự có thể là một việc tầm phào hay một
việc rất quan trọng mà ta ứng đáp lại. Trong khoảng thời gian giữa
câu hỏi nọ với câu ứng đáp này tiến trình tư tưởng mới vận hành.
Nếu ngài hỏi tôi về những gì quen thuộc đối với tôi thì tôi liền trả lời
tức khắc. Chẳng hạn nếu ngài hỏi tôi ở đâu, thì không có khoảng
thời gian ở giữa câu hỏi của ngài với câu đáp của tôi, vì tôi không
cần suy tưởng khi trả lời: câu trả lời của tôi xảy ra tức khắc. Nhưng
nếu câu hỏi của ngài có vẻ phức tạp hơn thì tôi cần nhiều thời giờ
hơn để tìm câu ứng đáp trong ký ức tôi. Nếu ngài hỏi tôi trái đất
cách mặt trăng bao xa, tôi tự hỏi xem có biết điều ấy không và tôi
tìm kiếm trong ký ức tôi. Giữa câu ứng đáp của tôi và câu hỏi của