thể ý thức tất cả những gì hàm chứa trong tinh thần tranh đua, ngài
có thể nhận thấy chân tướng của tinh thần ấy, cách thế nó khởi phát
xung đột cùng những cuộc tranh đấu bất tận. Ngài có thể nhận thấy
rằng nó không thể đưa con người vào thù hận đối địch, thiếu vắng
thương yêu, dù nó có thể phát sinh điều mà ta gọi là tiến bộ và hữu
hiệu. Nếu nhận thấy tất cả mọi điều đó, thì ngài sẽ hành động theo
chỗ nhận thức của ngài, hoặc hành động theo đường lối tranh đua
hoặc hành động theo cách thế hoàn toàn khác hẳn.
H: Tôi không tin rằng một hành động lặp đi lặp lại nhất thiết phải là
một hành động nhàm chán, buồn tẻ.
K: Ngài biết không, người ta đang nhận thấy rằng vì người thợ trong
xưởng máy cứ làm mãi một số cử động không đổi, nên năng suất
của họ kém rất nhiều và người ta bảo với tôi rằng ở Mỹ châu, trong
một vài ngành kỹ nghệ, họ đang thí nghiệm việc cho phép người thợ
tập nghề ngay trong công việc của họ làm. Kết quả là vì công việc
của họ không máy móc, nên họ sản xuất nhiều hơn. Ngay khi ta cảm
thấy rất thích thú làm một vài công việc nào đó, nhưng nếu ta cứ tiếp
tục lặp lại hành động ấy mãi, thì hành động đó cũng thành ra một
thói quen nhàm chán.
H: Còn với người nghệ sĩ thì sao?
K: Nếu người nghệ sĩ chỉ biết lặp đi lặp lại thì họ không còn là nghệ
sĩ nữa! Tôi cho rằng có thể lẫn lộn giữa hai danh từ lặp lại và sáng
tạo, phải thế không? Sáng tạo là gì?
H: Anh thợ giày đóng giày cho tốt, thế là sáng tạo.
K: Đóng giày tốt, nướng bánh mì ngon, sinh con đẻ cái, làm thơ, vân
vân… đó là sáng tạo sao? Xin các ngài đừng nói là phải hay không
phải… hãy đợt một phút!
H: Tôi không hiểu làm sao ta có thể sống được trong một khoảng hư
không trống rỗng.