Nguyễn Vạn Lý
Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
- 4 -
Trận Hải Chiến Ðối Mã
Thiếu úy Isoroku rất sung sướng được bổ nhiệm vào chiếc hộ tống hạm
Nisshin có nhiệm vụ bảo vệ soái hạm Mikasa của đô đốc Togo. Ðây là cơ
hội hãn hữu cho tân sĩ quan Isoroku được quan sát chiến pháp của một
trong những đô đốc vĩ đại nhất. Nga Sô phải điều động một hạm đội gồm
27 chiến hạm từ Âu Châu sang giải vây cuộc phong tỏa của Togo. Hạm đội
Nga phải mất bảy tháng để di chuyển từ biển Ban-Tích tới Thái Bình
Dương. Ngày 14-4, hạm đội Nga bỏ neo nghỉ tại vịnh Cam Ranh của Việt
Nam, cho đến ngày 18-4 thì tiếp tục cuộc hành trình tiến về Hải Sâm Uy.
Ðô đốc Togo đã sẵn sàng. Lực lượng của Togo gồm có bốn chiến hạm, tám
tuần dương hạm lớn và một số tuần dương hạm nhỏ, và nhiều tàu phóng
thủy lôi. Lực lượng Nga có tám chiến hạm, nhưng chỉ có ba tuần dương
hạm lớn. Hải quân Nga có nhiều súng lớn gấp hai lần hải quân Nhật, nhưng
súng của Nhật tối tân hơn và bắn nhanh hơn. Ngày 26-5, đô đốc Togo
chuyển hạm đội tới căn cứ tại núi Mã Sơn, ngay tại eo biển Ðối Mã tại Cao
Ly để chờ hạm đội địch. Ðêm đó là phiên trực của thiếu úy Isoroku. Ðó là
một đêm sương mù. Ðúng 4 giờ sáng, Isoroku hết phiên trực và xuống hầm
tàu để ngủ. Bỗng khoảng 4:45 thì có tín hiệu từ soái hạm: "Hạm đội địch
xuất hiện tại tọa độ 203, tiến từ phía tây qua Ðối Mã."
Trên soái hạm Mikasa, đô đốc Togo được đánh thức dậy, và trên chiếc hộ
tống hạm Nisshin, Isoroku cũng được thủy thủ lay dậy. Isoroku mặc vội
binh phục và chạy lên boong tàu. Hạm đội Nga vẫn đang tiến vào điểm hẹn
với tốc độ 12 hải lý một giờ. Ðô đốc Togo dự định đụng địch tại ngoài khơi
đảo Oki vào lúc hai giờ chiều. Khoảng 1 giờ chiều, tất cả hạm đội Nhật đều
im lặng chờ đợi. Isoroku có nhiệm vụ quan sát và ghi chép, rồi truyền tin
tức cho hạm trưởng. Ðến 1:45 chiều, Isoroku trông thấy hạm đội Nga - 18
chiến hạm từ hướng đông nam tiến tới. Ðô đốc Togo dàn thế trận, các chiến