Ngay khi lực lượng tấn công Nhật bay đi để đánh vào một mục tiêu sai lầm
thì đề đốc Hara, tư lệnh không lực tại các mẫu hạm Nhật, nhận được báo
cáo mới, cải chính địa điểm của hải quân Mỹ đã báo cáo là một nhầm lẫn.
Ðúng ra lực lượng xung kích của hải quân Mỹ hiện đang ở về phía đông
nam trong quần đảo Louisiade. Tuy nhiên lúc đó đã quá trễ để ra lệnh cho
phi đội tấn công của Nhật đổi hướng và Nhật đã bỏ lỡ một cơ hội vô cùng
quý giá đánh địch quân một cú bất ngờ.
Sự nhầm lẫn này là một thất bại đắt giá cho hải quân Nhật. Trong khi lực
lượng Nhật tung ra đánh hai chiếc Neosho và Sims, hai mục tiêu tương đối
không có giá trị bao nhiêu, thì lực lượng không quân Mỹ đã tấn công vào
những mục tiêu Nhật đáng kể hơn nhiều. Phó đô đốc Inouye đã ra lệnh cho
lực lượng tiến chiếm hải cảng Morseby tạm rút lui về hướng bắc cho đến
khi hiểm họa bị hàng không mẫu hạm địch tấn công không còn nữa. Trong
lúc lệnh của Inouye được thi hành thì đúng 11 giờ sáng ngày 7-5, các phi cơ
oanh tạc và phóng thủy lôi của Mỹ khám phá ra lực lượng Nhật yểm trợ
quân tấn công hải cảng Morseby. Các phi công Mỹ tung ra một cuộc tấn
công vô cùng ác liệt, tập trung tất cả hỏa lực vào chiếc mẫu hạm Shoho.
Chỉ sau năm phút tấn công, mẫu hạm Shoho của Nhật bốc cháy và chìm
vào lúc 11:35. Ðây là một tổn thất khá lớn cho hải quân Nhật.
Vào lúc các phi cơ của Nhật trên hai chiếc Zuikaku và Shokaku bắt đầu bốc
lên để giao chiến với phi cơ Mỹ thì lúc đó đã muộn quá, và trời gần tối rồi.
Ðề đốc Hara cảm thấy rằng nếu tung hết lực lượng tấn công hàng không
mẫu hạm Mỹ lúc đó thì quá nguy hiểm, vì phi công Nhật sẽ phải tìm đường
về mẫu hạm và hạ cánh trong đêm tối. Tuy nhiên đề đốc Hara vẫn ước
muốn phải tấn công địch càng sớm càng tốt, và ông quyết định tung ra một
phần lực lượng không quân của ông vào cuộc tấn công vào lúc chập tối.
Hara chỉ chọn những phi công đã được huấn luyện đánh đêm vào cuộc tấn
công này.
Ðúng vào lúc 4:30, một lực lượng 27 oanh tạc cơ và phi cơ phóng thủy lôi