YAMAMOTO - CON RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG - Trang 144

Trân châu cảng cho mãi tới Guadacanal. Bởi vậy khi tin ông bị bắn hạ được
thông báo trong buổi họp của đô đốc Halsey thì các sĩ quan Mỹ nhẩy lên
reo hò sung sướng. Nhưng đô đốc Halsey nói một cách chua chát: "Chuyện
này có gì đáng vui đâu? Ta đã hy vọng bắt sống được tên khốn kiếp này,
xích hắn lại và dẫn đi diễn hành trên đại lộ Pennsylvania, trong khi các
ngươi tha hồ đấm đá thì mới thực là thích thú."

Ðại lộ Pennsylvania là một đại lộ quan trọng nhất tại Hoa Thịnh Ðốn vì tòa
Bạch ốc nằm ngay trên đại lộ này. Nhưng giấc mộng của Halsey muốn bắt
sống được Yamamoto, trói lại rồi bắt đi diễn hành làm nhục trên đại lộ
Pennsylvania có quá ngông cuồng không? Trong trận Mỹ Nhật chiến tranh,
biết bao tướng lãnh, đô đốc Nhật đã tự tử bằng nhiều cách để tránh cái nhục
phải đầu hàng. Một quân nhân can trường thấm nhuần tinh thần võ sĩ đạo
như Yamamoto dĩ nhiên không phải là một người sợ hãi cái chết, và tất
nhiên ông không bao giờ để bị địch quân bắt sống trong trường hợp bại
trận.

*
* *
Phòng Thu Từ Nay Khép Cửa

Hải quân Nhật tại Bougainville vẫn nuôi hy vọng Yamamoto không chết.
Ðại tá Watanabe, người may mắn thoát chết nhờ Yamamoto ra lệnh cho
được ở lại Rabaul, vội vã lấy một phi cơ bay lượn tại chỗ máy bay của
Yamamoto cháy. Watanabe viết một hàng chữ "Hãy vẫy khăn mặt nếu vẫn
còn sống" vào một mảnh giấy và quấn quanh những trái banh tennis và ném
xuống. Watanabe cho máy bay bay lượn quanh chiếc phi cơ lâm nạn hàng
giờ mà chẳng có ai vẫy khăn cả.

Ðến chiều tối, một chiếc tầu hộ tống chở một trăm thủy thủ Nhật chạy
ngược con sông từ Buin. Tới 11 giờ đêm họ tới được một địa điểm gần
chiếc phi cơ lâm nạn. Tất cả lên bờ và phân làm hai toán, dùng mọi phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.