Nguyễn Vạn Lý
Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
- 7 -
Thứ Trưởng Bộ Hải Quân: Phát Triển Hải Quân Nhật
Sau khi Yamamoto thành công làm bế tắc hội nghị Luân Ðôn trở về, Nhật
Bản lập tức tiến hành công cuộc đóng thêm tầu chiến một cách đại quy mô.
Ðô đốc Yonai, bộ trưởng hải quân Nhật, thông báo cho Quốc hội Nhật biết
hải quân hoàng gia Nhật không đủ sức đương đầu với lực lượng hạm đội
hỗn hợp của Anh và Mỹ, và Nhật Bản cũng không bao giờ có ý định xây
dựng một lực lượng hải quân ở mức độ ấy. Tuy nhiên trong lúc Yonai tuyên
bố công khai như thế thì hải quân Nhật âm thầm nỗ lực đóng chiến hạm
mới và trang bị thêm cho hàng chục chiến hạm đang có sẵn. Chính trong
giai đoạn này, những chiếc tầu lớn nhất thế giới được đóng ra tại Nhật bản,
như hai chiếc Yamato và Musashi. Chiếc Yamato dài tới 863 bộ, trọng tải
tới 73,700 tấn, nghĩa là lớn gấp bội các chiến hạm vào thời đó, sườn tầu dầy
tới 16 inches và có 9 đại bác 18 inches. Chiếc Yamato hoàn thành tháng 12-
1941; chiếc Musashi cũng được hạ thủy tám tháng sau đó. Chiếc Shinano
khởi công đầu năm 1940, và sau đổi thành một hàng không mẫu hạm, và là
mẫu hạm lớn nhất thế giới.
Việc đóng tầu tuy có nhộn nhịp, nhưng người Nhật che dấu các hoạt động
này rất kỹ. Các cơ xưởng đều có những hàng rào kín thật cao để che cản
mọi con mắt tò mò, và việc bảo vệ an ninh quanh những xưởng đóng tầu
thực là cực kỳ nghiêm mật. Ðô đốc Yonai vẫn tuyên bố rằng Nhật bản
không thể đuổi kịp hải quân Anh Mỹ, và không có ý định đóng thêm chiến
hạm. Trong khi Yonai tuyên bố như vậy thì công việc đóng chiến hạm vẫn
tiếp tục mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hầu hết các đô đốc Nhật rất hào hứng với việc đóng các đại chiến hạm cho
hải quân Nhật, trừ đô đốc Yamamoto. Yamamoto đã mạnh mẽ phát biểu
quan điểm của mình, nhấn mạnh rằng các đại chiến hạm đã lỗi thời rồi. Bây
giờ phải là thời của hàng không mẫu hạm, một sự phối hợp chiến đấu giữa
hải quân và không quân. Các đô đốc già không đồng ý với quan điểm của