khơi, nên cuối cùng hiệp ước đã được ký với sự phản đối yếu ớt của tân thứ
trưởng hải quân thay thế Yamamoto. Khi còn là thủ tướng, Konoye lo sợ
trước viễn ảnh chiến tranh có thể đưa Nhật Bản tới chỗ sụp đổ. Ông biết khi
chiến tranh xảy ra với Hoa Kỳ thì thắng hay bại phần lớn do hải quân, nên
ông cho mời Yamamoto vào tham khảo ý kiến. Konoye hỏi Yamamoto nếu
chiến tranh bùng nổ giữa Nhật và Anh Mỹ thì Nhật Bản có bao nhiêu hy
vọng chiến thắng.
Yamamoto trả lời thẳng thắn, "Tôi có thể tung hoành gây tàn phá cho hải
quân Anh Mỹ trong một năm hoặc nhiều lắm là 18 tháng. Sau đó tôi không
có một bảo đảm nào hết." Lời tuyên bố của Yamamoto trở thành một lời
tiên tri rất đúng sau này. Hải quân Nhật làm mưa làm gió tại Thái Bình
Dương trong suốt gần hai năm, chạy từ chiến thắng này tới chiến thắng
khác mà Anh Mỹ không thể làm gì được, cho tới lúc Yamamoto tử trận.
Thủ tướng Konoye là một người hiểu rõ tiềm năng chiến tranh của Anh và
Mỹ nên công nhận lời tuyên bố bi quan của Yamamoto rất có lý. Nếu Nhật
Bản phải tham dự một cuộc chiến lâu dài với Hoa kỳ thì các đô đốc Nhật
trông thấy cuộc chiến cuối cùng chỉ đem lại thất bại cho Nhật Bản.
Sau khi thảm khảo ý kiến của Yamamoto, thủ tướng Konoye làm một cố
gắng thân thiện với Hoa Kỳ. Tuy nhiên lúc đó đã quá trễ và hành động của
Konoye chỉ gây căm phẫn cho lục quân. Tướng Ðông Ðiều, bộ trưởng
chiến tranh, công kích thủ tướng Konoye có một chính sách ngoại giao
mềm yếu. Khi tướng Ðông Ðiều làm thủ tướng, bộ trưởng hải quân Nhật
không dám nói thẳng với Ðông Ðiều những điều Yamamoto đã dám nới với
cựu thủ tướng Konoye, trái lại hải quân dường như để trôi theo con đường
chiến tranh của lục quân.
Một đô đốc đã quy lỗi cho hải quân để mặc cho lục quân dẫn dắt vào vòng
chiến khi ông viết:
"Trách nhiệm hàng đầu đưa Nhật Bản vào vòng chiến là tại hải quân.
Chúng tôi không trách gì lục quân vừa ngu dốt vừa làm càn. Công luận và