may cho Nagumo là bản tin này không cho biết chiếc mẫu hạm lớn của Mỹ
là Lexington đang ở gần vùng chiến trường. Ngay sáng sớm ngày thứ bảy,
chiếc Lexington chỉ cách bờ biển Oahu về phía tây có 200 dặm.
Nagumo triệu tập các sĩ quan vào phòng hành quân và cho họ biết tình hình
chiến trường như sau:
1. Sức mạnh của địch trong khu vực Hawaii gồm có 9 chiến hạm, 2 mẫu
hạm, khoảng 10 tuần dương hạm nặng và nhẹ. Các mẫu hạm và tuần dương
hạm hạng nặng có lẽ ở ngoài khơi, nhưng các chiến hạm khác đều ở trong
quân cảng.
2. Không có dấu hiệu địch quân cảnh giác đề phòng, nhưng không phải vì
thế mà chểnh mảng việc an ninh.
3. Trừ phi có những biến chuyển bất ngờ, cuộc tấn công của Nhật sẽ nhắm
vào Trân châu cảng.
Ngay sau đó, thiếu tá Shibuya, sĩ quan tham mưu về cuộc hành quân tiềm
thủy đỉnh, giải thích cho các sĩ quan trên soái hạm Akagi về kế hoạch hành
quân của tiềm thủy đỉnh. Shibuya ra lệnh cho các tiềm thủy đỉnh loại chữ I
phải đưa các tiểu tiềm thủy đỉnh Target-A vào trong quân cảng nhờ đêm tối.
Shibuya còn nhấn mạnh rằng dù cơ hội tấn công thuận lợi thế nào mặc
lòng, các tiềm thủy đỉnh sẽ không được phép tấn công trước các phi cơ.
Chính lệnh này đã cứu chiếc mẫu hạm Lexington của Mỹ. Chiếc tiềm thủy
đỉnh I-74 của Nhật bắt gặp mẫu hạm Lexington, nhưng đã tuân lệnh cấp
trên nên không tấn công ngay. Suốt đêm thứ bảy, chiếc tiềm thủy đỉnh I-74
của Nhật chỉ hết sức theo dõi chiếc mẫu hạm Lexington để chờ tấn công,
sau khi phi cơ Nhật đã bắt đầu cuộc tấn công. Nhưng đến sáng sớm ngày
hôm sau, đúng lúc Nagumo ra lệnh cho các phi công xuất quân thì chiếc I-
74 lạc mất chiếc mẫu hạm Lexington vì đêm tối.
Ðêm thứ bảy là một đêm dài cho đô đốc Nagumo. Ông ngồi chăm chú nhìn