đối xử khủng khiếp với tôi thế nào. [b] Không chỉ tôi mà cả Charmides con
trai Glaucon
, Euthydemus con trai Diodes
, cùng nhiều người nữa.
Socrates đánh lừa tất cả, làm tất cả nghĩ Socrates là người yêu, rồi hóa ra là
người tình. Tôi báo động đặc biệt quý hữu, Agathon, đừng để bị người này
đánh lừa theo cách đó mà học cho kỹ kinh nghiệm chúng tôi đã trải qua,
hãy canh chừng cẩn thận, đừng như câu cách ngôn, “chớ để dại
rồi mới
học làm khôn”.
Trong đối thoại mang tên mình, Charmides được miêu tả là cậu thiếu niên
đẹp trai lạ lùng (154a-155e), là một trong 30 bạo chúa. Xem Platon,
Charmides, 3.9. và Xenephon, Memorabilia, 3.7.
Euthydeme (cái tên được dùng để gọi đối thoại khác của Platon) này không
phải biện sư, mà là con nhà quý tộc, cũng rất đẹp trai.
Nguyên văn: “nêpion”, nghĩa là “thằng khờ”, nghĩa đen là “đứa trẻ chưa
biết nói”. Alcibiades bảo Agathon nên học từ kinh nghiệm của người khác
thay vì tự mình trải qua. Xem Homer, Iliad, [Omega Plus Books, 2018, tr.
551] và Hesiod, Works and Days (Việc và Ngày), 218.
[c] Do diễn tả chân thật, diễn từ của Alcibiades khiến mọi người phá
ra cười vì nỗi hình như người này vẫn nặng lòng với Socrates. Socrates nói:
“Alcibiades, tôi thấy quý hữu không còn vẻ gì là say mà tỉnh rồi. Bằng
không, quý hữu chẳng thể che đậy ý đồ khéo léo đến thế nhằm giấu nhẹm
toàn bộ mục đích. Làm như chẳng khác ý tưởng mới được thêm thắt, đến
cuối diễn từ quý hữu bỏ lửng lướt qua! Làm như điểm chính thực ra không
phải gây nên bất hòa [d] giữa Agathon và tôi! Quý hữu làm vậy vì nghĩ tôi
sẽ phải yêu quý hữu chứ không yêu ai, và quý hữu sẽ yêu Agathon chứ
không yêu ai. Nhưng, quý hữu không thể thực hiện ý đồ, chúng tôi không
bị đánh lừa; chúng tôi nhìn rõ mục đích vở kịch dương thần
và mẩu
chuyện về Silenus do quý hữu dàn dựng. Agathon quý mến, đừng để
Alcibiades đạt giải trong trò chơi này, nghĩa là không để người nào nằm
giữa chúng ta!”