Thời gian chuyện diễn ra trong đối thoại hé lộ, nên có thể dự đoán là
khoảng các năm 418 - 416 TCN. Lysias gần 30, Isocrates khoảng 20.
Phaedrus gần bằng tuổi Lysias và Socrates khoảng 50.
Socrates. Ồ, Phaedrus, nếu không biết Phaedrus thì tôi cũng quên cả
bản thân là ai. Rất may sự thể không phải vậy. Tôi biết ba năm rõ mười
Phaedrus không chỉ nghe diễn từ của Lysias một lần, mà còn yêu cầu Lysias
nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và Lysias vồn vã chiều ý làm theo, [b] Dẫu thế,
người ấy vẫn chưa mãn nguyện. Cuối cùng, tự tay cầm bản thảo, người ấy
chăm chú và nghiền ngẫm phần mình thích nhất. Người ấy ngồi đọc suốt
buổi sáng, tới lúc mệt đừ mới ngừng, đi tản bộ sau khi đã học; mà tôi thề
rằng người ấy đã thuộc lòng từ đầu chí cuối bất kể diễn từ dài lê thê. Bởi
thế, người ấy tìm đường ra tận miền quê, bứt khỏi mấy bức tường để thực
tập đọc diễn từ. Chợt gặp một người có lòng say mê nghe diễn từ, thấy
người đó, chỉ thấy người đó thôi, người ấy mừng quýnh hớn hở như được
bạc vì đã gặp được bạn nhảy cùng vũ điệu cuồng loạn
. Thế là người ấy
thúc giục người kia dẫn đường, [c] Song khi người mê diễn từ như mắc
bệnh yêu cầu đọc cho nghe thì người ấy đánh trống lảng, im lặng, làm ra vẻ
không muốn. Cuối cùng, tất nhiên, người ấy sẽ đọc dù thính giả có muốn
lắng nghe hay không. Bởi thế, làm ơn làm phúc, Phaedrus, năn nỉ người ấy
thực hiện ngay bây giờ cái việc chẳng mấy chốc thế nào người ấy cũng sẽ
thực hiện.
Nguyên văn: “né ton kýna”. Socrates thường sử dụng các thực thể trần tục,
không mang tính thiêng liêng mà đáng chú ý nhất là “con chó”, để thề thốt.
(BT).
Socrates ám chỉ lễ nghi của các Corybant, tín đồ Cybele, say sưa múa nhảy
trong trạng thái ngây hồn. Cách nói ám chỉ bóng gió như thế về sinh hoạt
tôn giáo khiến ngây ngất, mê loạn xuất hiện nhiều trong Phaedrus. Xem
các đoạn: 234d, 241e, 244b và 248d-e, 245a, 250b-d và 262d.
Phaedrus. Vâng, tôi sẽ đọc và cố gắng hết sức theo khả năng. Chắc
hẳn ngài sẽ không để yên nếu tôi không đáp ứng theo cách nào đó.