Socrates. Gì cơ? Chúng ta phải ca ngợi diễn từ vì tác giả đã nói những
gì hoàn cảnh đòi hỏi, không phải chỉ vì tác giả đã nói theo cung cách vắn
tắt, trong sáng, cú pháp chuyển đổi chính xác hả? Nếu chúng ta phải vì đó
là bổn phận thì tôi đành chiều ý quý hữu, vì phần riêng lơ đễnh rõ ràng ý
tưởng chưa xuất hiện trong đầu, tôi quá ư tối tăm, rất đỗi ngu dốt. [235a]
Tôi vốn chỉ để ý tới phong cách văn chương của diễn từ. Về phần khác
cảm tưởng chính Lysias cũng chưa hài lòng.
Bởi, Phaedrus ơi, tôi nghĩ, trừ
phi quý hữu phủ nhận, hình như tác giả nói cùng một điểm tới hai thậm chí
ba lần, làm như thực sự không thoải mái nói nhiều về đề tài, và có lẽ không
thực sự ưng ý bằng lòng đề tài. Tôi thấy dường như tác giả muốn phô
trương tài năng trai trẻ, cố gắng chứng tỏ có thể nói thế này, nói thế nọ,
cùng một điều theo các cách khác nhau, và lần nào cũng nói hay, nói giỏi.
Nội dung. Lysias chưa đi vào đề tài.
Socrates muốn phân biệt nội dung với hình thức. Điểu này có lẽ là mới mẻ
trong lịch sử khoa tu từ, ngành hùng biện, về sau được Aristote khai triển.
Thomas Cole đề cập trong The Origins of Rhetoric in Ancient Greece
(1991).
Phaedrus. Socrates, ngài sai bét, nói năng chẳng chút ý nghĩa, [b]
Thực ra đó là điểm tuyệt hảo về diễn từ. Tác giả không bỏ cái gì đáng kể
thuộc đề tài, để không ai sẽ có thể thêm thắt cái gì có giá trị nhằm bổ
khuyết đầy đủ và ngoạn mục những gì tác giả đã phát biểu.
Socrates. Quý hữu đi quá xa rồi, tôi không tài nào đồng ý về điểm đó.
Nếu do cảm tình đối với quý hữu mà chấp nhận quan điểm, tôi sẽ đứng im
để mọi người tha hồ bắt bẻ, vì trong quá khứ những nhà thông thái, cả đàn
ông và đàn bà, đã nói và viết về đề tài này.
Phaedrus. Họ là những ai? [c] Ngài đã nghe bài nào hay hơn bài này
ở đâu?
Socrates. Tôi không thể nói quý hữu hay tức khắc nhưng tôi biết chắc
mình đã nghe đâu đó; có lẽ từ Sappho kiều diễm hoặc Anacreon
thúy hay nhà văn nào đó. Căn cứ vào dấu hiệu nào tôi nói thế ư? Quý hữu