minh cái tự di động là bất tử, chúng ta không ngại khẳng định rằng đây
chính là bản thể và nguyên lý của linh hồn. Vì vật thể thân xác do bên
ngoài mà di động không có linh hồn, trong khi thân xác mà di động xuất
phát từ bên trong, từ chính nó, có linh hồn, cái đó là bản chất của linh hồn.
Nếu sự thể là vậy, nếu cái tự di động đương nhiên là linh hồn, thì sự thể
đương nhiên sẽ là linh hồn không sinh, không diệt.
Nguyên văn: “arche”, nguyên lý đầu tiên.
Khẳng định của Socrates không mâu thuẫn với miêu tả tình trạng hình
thành linh hồn thế giới trong đối thoại Timaeus (35a-b). Quan điểm khác
nhau.
Về linh hồn bất tử [246a] nói thế tạm đủ. Bây giờ chúng ta phải nói
đôi điều về hình dạng, cấu trúc của linh hồn.
Miêu tả linh hồn thực sự thế
nào sẽ đòi hỏi trình bày, giải thích dài dòng hết sức, việc đó hoàn toàn
thuộc quyền thần linh, nhưng nói linh hồn như thế nào
là có thể và không mất nhiều thời gian. Thế nên chúng ta sẽ tiến hành điểm
hai trong diễn từ. Chúng ta sẽ miêu tả linh hồn như tiềm năng bẩm sinh
gồm một cặp ngựa có cánh và xà ích. Ngựa và xà ích của thần linh hết thảy
đều tốt, hơn thế lại xuất phát từ giống tốt; [b] còn ngựa và xà ích của con
người trên cõi trần sở hữu phẩm chất hỗn hợp. Thứ nhất, xà ích của chúng
ta điều khiển ngựa ghép cặp
; thứ hai, trong hai con ngựa, một con tốt đẹp,
dòng giống cao quý, một con thì trái ngược. Cho nên, trong trường hợp
chúng ta, việc làm xà ích điều khiển ngựa rất khó khăn, gian khổ.
Tức là “idea”.
Nguyên văn: “eoikin”, dáng vẻ thế nào. Ở đây có ý nói miêu tả linh hồn
theo nghĩa đen rất khó, song có thể miêu tả bằng đối chiếu ẩn dụ. Socrates
sẽ không miêu tả “hình trạng” linh hồn mà sẽ nói “linh hồn có vẻ như cái
gì”. Đoạn 237c khi trình bày kế hoạch tìm hiểu Erôs ông sử dụng từ ngữ
tương tự.
Phép ẩn dụ: xà ích là phần hữu lý, hai con ngựa là phần phi lý của linh hồn,
ngựa trắng tương ứng với phần gây gổ (thumos), ngựa đen tương ứng với