YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 146

trời hình dung như cánh đồng, không phải vòm cầu lớn rộng (248b). Nhìn
theo cách kia, hình ảnh khai triển chỗ này gợi nên hình ảnh rạp hát Hy Lạp
ngày xưa. Trông như thể vũ đoàn diễu hành theo đội hình nhà binh, mỗi
nhóm dưới quyền chỉ huy của một vị thần, từ giữa bếp lò ra các hành lang
giữa nơi thiêng liêng, từ đó đứng nhìn; quanh khán đài, có bậc cao dần,
nhìn qua đỉnh rạp là bầu trời tới cánh đồng bên ngoài và phía dưới. Theo
cách nhìn của Platon, hầu như hình ảnh đảo ngược việc sắp xếp thông
thường: chỗ ngồi tốt nhất trên bầu trời là chỗ xa nhất trung tâm, sự vật để
nhìn hoàn toàn bên ngoài khoảng không. Hơn thế, chỗ này không thể là rạp
hát, vì di chuyển trong khoảng không bầu trời lại bay bằng cánh.

Chỗ phía bên kia bầu trời chưa có thi sĩ trần gian nào cất lời ca ngợi

hay bao giờ sẽ cất lời ngợi ca cho vừa! Nhưng sự thể vẫn là, em thấy, vì
đây là cơ hội phải nói sự thật, cơ hội tốt để nói sự thật. Đúng thế! Nơi này
là nơi thực thể không màu sắc, không hình thù, không thay đổi hiện hữu,
thực thể thực sự là chính

*

, đối tượng của hiểu biết chân thực, chỉ nhìn

thấy bằng trí tuệ, người lèo lái linh hồn. Trí óc của thần linh được nuôi
dưỡng bằng trí khôn và [d] hiểu biết thuần túy, không pha trộn, như trí óc
của bất kỳ linh hồn nào muốn chấp nhận cái thích hợp với mình. Vì thế sau
khi nhìn cái thực, ngắm cái chân, ngấu nghiến tất cả, trí óc cảm thấy no nê,
thú vị tới lúc chuyển động vòng tròn đưa về chỗ ban đầu

*

. Trong lúc đi

vòng quanh, trí óc nom thấy công bằng hiện nguyên hình, trí óc trông thấy
tiết độ, trí óc nhìn thấy hiểu biết, không phải hiểu biết sẽ thay đổi, trở nên
khác biệt khi biết sự vật khác biệt

*

[e] chúng ta nhìn thấy thực sự ở dưới

này. Không, đó là hiểu biết cái thực sự nó là. Và khi ngắm nhìn đủ mặt sự
vật hiện hình thực sự, vui mừng dự tiệc với sự vật, linh hồn lại lẩn vào bên
trong bầu trời, trở về nhà. Tới nơi, xà ích đưa ngựa vào chuồng, đổ thức ăn
trường sinh vào máng và cho uống cả thần dược.

*

Nguyên văn: “Ousia ontós ousa”. Cách nói ám chỉ thực thể tối thượng trong
triết thuyết thực tại của Platon, hình trạng siêu việt như công bằng, cái đẹp.
Đoạn này Socrates tạm thời rời bỏ hình ảnh linh hồn có cánh diễu hành và
nói thẳng về thực tại bằng ngôn từ triết học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.