- không phải linh hồn mới thấy thoáng qua thực tại ở đó, không phải linh
hồn khi rơi xuống trần gian gặp phải xui xẻo, bị bạn xấu tha hóa, lôi kéo
vào cuộc đời bất công bất chính quên thực thể thiêng liêng đã nhìn thấy.
Chỉ số ít có trí nhớ tốt, có thể hồi tưởng tình trạng nguyên vẹn; họ sửng sốt,
kinh ngạc khi bắt gặp bất kỳ thứ gì ở đây giống với thứ ở đó. Họ xuất thần,
họ ngây ngất, họ không hiểu [b] vì sao không thể nắm bắt đầy đủ cái họ
đang nghiệm cảm là gì.
Xem lại 249c. (BT)
Công bằng, tiết độ không đủ ánh sáng rọi hình ảnh xuống đây, vật thể
khác linh hồn mến mộ cũng vậy, giác quan lờ mờ nên chỉ ít người có thể
nhận ra, song khó khăn, nguyên bản những cái giống linh hồn bắt gặp ở
đây. Nhưng cái đẹp rực sáng khi những linh hồn - chúng ta
những người khác bước theo thần linh khác - trông thấy cảnh tượng diễm
lệ, diễm phúc, được khai tâm vào thế giới huyền bí xứng đáng nhất với cái
tên nơi sung sướng nhất trên đời. [c] Tán tụng hình ảnh chúng ta thỏa thích
hoàn toàn, chúng ta rũ sạch lo âu chờ đợi trong tương lai, chúng ta ngây
ngất nhìn đối tượng thiêng liêng hiển hiện toàn bích, giản dị, kiên định và
tươi vui
. Đó là hình ảnh tối hậu, chúng ta nhìn hình ảnh trong ánh sáng
tinh khiết vì chúng ta tinh khiết, không bị chôn vùi trong vật thể chúng ta
mang đi đó đây, chúng ta gọi là thể xác, bị nhốt chặt trong đó như con sò
trong chiếc vỏ sò.
Các triết gia; xem 252e. Chỗ này Socrates tỏ ra tự tin, đặc biệt khác thường
và là nhà hùng biện thứ thiệt.
Sự khai tâm, khai nhãn ở trình độ cao, sự nhập định - “epopteia” - việc
hoàn toàn chiêm ngưỡng các sự vật mà ta lĩnh hội được bằng trực giác về
các sự thật và ý tưởng tuyệt đối, hay những hình ảnh cổ, những ý tưởng
vĩnh cửu của sự vật.
Tính từ ở cuối câu cho thấy đối tượng hiển hiện (phasmata) trong trường
hợp đặc biệt này không phải biểu tượng tôn giáo mà là hình trạng.