Socrates. Phaedrus, quý hữu hình như không hiểu cụm từ “khúc
quanh thú vị” thoạt tiên ám chỉ sông Nile
vòng vèo. [e] Quý hữu cũng không hiểu chính khách tham vọng nhất lại
đặc biệt yêu diễn từ, mong muốn cái mình viết sống mãi với đời. Thực ra,
khi viết diễn từ, nhất là khi người nghe ca ngợi diễn từ, họ đều khoái chí,
cho nên mở đầu diễn từ họ kể thêm, liệt kê danh sách dài thoòng tên người
tán thưởng mình.
Nguyên văn: “glukus agkòn”. Có vẻ là cách ví von quen thuộc trong tiếng
Hy Lạp cổ, mang ý nghĩa đối nghịch: “thú vị” thực ra là “khó chịu”. Ở đây,
Socrates phê bình Phaedrus không hiểu được một điều rằng người ta có thể
nói ngược với điều họ tin và nghĩ.
Phaedrus. Ngài nói thế nghĩa là gì? Tôi không hiểu.
Socrates. Quý hữu [258a] không biết sao điều đầu tiên chính khách
đưa vào bài viết là tên người hâm mộ?
Phaedrus. Như thế nào?
Socrates. Tác giả thường mở đầu với cụm từ “Quyết định bởi hội
đồng thành phố” hoặc “hội đồng nhân dân”, hoặc cả hai, “theo đề nghị của
(ai đó)”, hàm ý chính mình, tác giả diễn từ, với vẻ trang trọng hết sức và tự
phụ vô cùng. Chỉ sau khi làm xong như thế, tác giả mới tiếp tục điều cần
nói, biểu lộ kiến thức với người thán phục, thường lập luận, trưng nêu chi
tiết rất dài. Quý hữu nghĩ có khác biệt giữa diễn từ đó với diễn từ nằm trên
trang giấy không? [b]
Phaedrus. Không, ít nhất dưới mắt tôi.
Socrates. Ờ, thế thì, nếu tác phẩm xuất hiện, chính khách như thi sĩ sẽ
rời sân khấu vui mừng khôn xiết; trái lại, nếu diễn từ bị xóa bỏ trong danh
mục, nếu thất bại trong vai nhà văn viết diễn từ, nếu không được coi là
xứng đáng vì đã có tác phẩm thành văn, thì chính khách cùng bạn bè sẽ
khóc ròng, để tang.
Phaedrus. Đương nhiên.