thực sự là tốt hay đẹp, mà chỉ cần học thế nào là có vẻ như thế. Bởi ý kiến
đi trước thuyết phục, chứ không phải sự thật.
Mặc dù nhắc tới một cách tổng quát, song mỗi Thi Thần được chỉ định một
loại hình nghệ thuật.
Socrates. Phaedrus ơi, bất kỳ điều gì người hiểu biết nói là “không
được bỏ qua”
, chúng ta đều phải để ý điều đó có đúng hay không. Nhất là
không nên bác bỏ điều quý hữu vừa nói.
Phaedrus. Ngài nói phải.
Socrates. Vậy để ý điều đó thế này.
Phaedrus. Thế nào?
Socrates. Ví dụ, tôi loay hoay tìm cách thuyết phục, quý hữu phải
chiến đấu với quân thù trên lưng ngựa, mà cả hai chúng ta đều không biết
thế nào là ngựa, song may thay, về chuyện này, tôi khá hơn quý hữu, nên
Phaedrus tin tưởng ngựa là con vật thuần tính nhu mì, dễ bảo, tai dài nhất…
Phaedrus. Nghe nực cười quá.
Socrates. Thực ra, không hẳn. Trái lại, nếu tôi thận trọng tìm cách
thuyết phục quý hữu, vì đã viết diễn từ ca ngợi con lừa mà trong đó tôi lại
gọi nó là con ngựa, khẳng định con vật ấy là vật sở hữu có giá trị vô biên cả
ở nhà lẫn ngoài chiến trường, với cả việc nhà lẫn việc binh, có thể dùng để
chiến đấu, chuyên chở đồ đạc, hành lý [c] và nhiều lợi ích hơn thế nữa…
Socrates kể và dùng nửa câu thơ Nestor nói với Agammenon. [Xem Homer,
Iliad, Omega Plus Books, 2018, tr. 139.]
Phaedrus. Thưa, thế thì nực cười quá đi.
Socrates. Thế cái nào thì hơn: một người bạn nực cười không tốt hơn
một kẻ thù khôn khéo hay sao?
Phaedrus. Thưa, điều đó là hiển nhiên.
Socrates. Bởi thế, khi nhà hùng biện không biết phân biệt tốt xấu nói
chuyện với thành quốc cũng chẳng biết gì hơn tìm cách thuyết phục, không