gì và hình dạng có khuynh hướng tự nhiên như thế nào để bị tác động bởi
cái gì?
Hippocrates (460 - 377 TCN) cùng thời với Socrates, được người sau gọi là
cha đẻ y học, với lời thề Hippocrates được sinh viên sử dụng khi tuyên thệ
tốt nghiệp. Sử sách Hy Lạp cho biết không có tác phẩm nào truyền lại
mang tên ông biểu thị nhận định từng gán cho ông. Các y sĩ tốt nghiệp đều
nhận mình là hậu duệ của Asclepius - danh nhân và là vị thần chữa bệnh,
nổi tiếng nhất trong đó là Hippocrates.
Phaedrus. Tôi cho là vậy.
Socrates. Tiến hành [e] theo phương thức khác, bất kỳ thế nào, sẽ như
đi với người mù. Dĩ nhiên, không nên ví người nghiên cứu bất kỳ đề tài nào
theo nguyên tắc nghệ thuật là người mù hay người điếc. Song, hiển nhiên
người dạy người khác làm diễn từ theo nguyên tắc nghệ thuật sẽ chứng
minh chính xác bản chất thiết thực của cái mà diễn từ sẽ ứng dụng. Và cái
đó chắc chắn là tâm hồn.
Phaedrus. Dĩ nhiên.
Socrates. Đó là [271a] đối tượng mà diễn giả phải hướng tới bằng mọi
giá, vì chủ tâm tạo ra niềm tin trong tâm hồn. Đúng không?
Phaedrus. Thưa, đúng.
Socrates. Bởi thế, hiển nhiên, Thrasymachus và bất kỳ ai giảng dạy
nghệ thuật hùng biện một cách nghiêm túc đều sẽ, thứ nhất, miêu tả tâm
hồn hết sức chính xác để chúng ta hiểu tâm hồn là thế nào: về bản chất đơn
thuần, đồng dạng hay phức tạp, đa dạng như hình dạng thể xác. Đó là cái
như chúng ta nói để chứng minh bản chất của thứ gì đó.
Phaedrus. Nhất định.
Socrates. Thứ hai, người ấy sẽ giải thích, do bản chất, cái đó tác động
hay bị cái khác tác động như thế nào.
Phaedrus. Dĩ nhiên.