Socrates. Thế thì tôi có nên kể ra chuyện tôi nghe được từ người quan
tâm tới đề tài này không?
Phaedrus. Nên chứ.
Socrates. Phaedrus, người ta bảo biện hộ người xui làm ác là hợp lý.
Phaedrus. Đó đúng là điều nên làm. [d]
Socrates. Ừm. Họ nói chẳng cần tỏ ra trang trọng đến thế hoặc phấn
đấu, vật lộn dài dòng như vậy với vấn đề này. Sự thật là, như chúng ta đã
nói từ đầu, người định tâm trở nên thành thạo về hùng biện không cần quan
tâm tới sự thật đối với sự việc thế nào là phải hay tốt, hoặc con người như
thế là do bản tính hay giáo dục. Ở tòa án, không ai bận tâm đến sự thật mà
chỉ quan tâm làm thế nào để thuyết phục. Làm vậy gọi là cái có lẽ thực, [e]
và đây là cái người định nói năng có nghệ thuật phải chú ý. Có khi, dù là
truy tố hay biện hộ, diễn giả cũng không nên nói ngay cả cái thực sự đã xảy
ra nếu cái đó rất có thể không xảy ra, mà nên nói cái có lẽ thực. Mỗi khi
nói, diễn giả phải bám sát cái có lẽ thực và tạm gạt sự thật sang bên. [273a]
Tóm lại, toàn bộ nghệ thuật là ở chỗ nắm chặt không lỏng buông cái có lẽ
thực; nếu xuất hiện suốt diễn từ, cái có lẽ thực chắc chắn đưa nghệ thuật
hùng biện tới chỗ huy hoàng.
Phaedrus. Thưa, mô tả người tự nhận tài ba về diễn từ như vậy là
tuyệt vời. Tôi nói thế vì tôi nhớ chúng ta đã lướt qua vấn đề trước đây, hình
như đối với họ đây là điểm tối quan trọng.
Socrates. À, hẳn quý hữu đã lần giở, nghiên cứu kỹ lưỡng sáng tác
của Tisias; vậy chúng ta cũng nên để ông đưa ý kiến về vấn đề. Có phải ông
nói cái có lẽ thực chỉ là cái hình như chứ không hơn đối với đa số người đời
rơi vào trường hợp này không? [b]
Phaedrus. Làm sao ông có thể nói khác?
Socrates. Có lẽ thực khi khám phá điểm khéo léo và tài tình của nghệ
thuật nói năng, Tisias đã viết rằng nếu một người yếu đuối nhưng gan dạ bị
kiện ra tòa vì tấn công một người khỏe mạnh nhưng nhút nhát và cướp áo